Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.822.221
Hôm qua:798
Hôm nay:462

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

CHUYỂN ĐỔI SỐ - CUỘC CÁCH MẠNG CẦN SỚM ĐƯỢC TIẾN HÀNH TRONG HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

14:49 | 25/12/2020 1486

TS. Nguyễn Đình Thuận

Hiệu trưởng Trường chính trị thành phố Đà Nẵng

     Ở Việt Nam, khái niệm Chuyển đổi số mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây với nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau. Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông: Chuyển đổi số là quá trình chuyển các hoạt động của chính quyền, của nền kinh tế và của xã hội sang môi trường số[1]. Đối chiếu với các Trường Chính trị, chuyển đổi số là quá trình chuyển các hoạt động lãnh đạo chỉ đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Trường lên mạng internet và các hệ thống trực tuyến.

     Ở cấp trung ương, Chuyển đổi số đã được Trung ương Đảng cũng như Chính phủ rất quan tâm. Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó đề ra một trong những mục tiêu đến năm 2025 là “cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội” và chủ trương “tiên phong thực hiện chuyển đối số mạnh mẽ trong các cơ quan đảng, quốc hội, chính phủ, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, bảo đảm thống nhất, kết nối liên thông và đồng bộ”. Thực hiện Nghị quyết này, tháng 6 năm 2020, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chương trình khẳng định giáo dục là một trong số những lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Theo đó, phải “phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến Như vậy, chiểu theo các chủ trương chính sách trên, các Trường Chính trị, vừa là cơ quan đảng, vừa là cơ sở giáo dục đào tạo, trở thành một trong những cơ quan tiên phong và được ưu tiên hàng đầu trong chuyển đổi số.

Vậy, nếu tham gia chuyển đổi số, cách thức hoạt động của hệ thống trường đảng chúng ta sẽ thay đổi như thế nào?

     Chuyển đổi số được diễn giải thực hiện với ba cấp độ 1/số hóa, 2/xác định mô hình hoạt động số và 3/ thực hiện chuyển đổi số. Nhìn chung, hiện nay đã có một số trường Chính trị ở các Tỉnh, thành đã tiến đến giai đoạn 2, tức là định hình được các mô hình hoạt động số. Ví dụ: ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong quản lý công việc. Tuy vậy, cũng không ít Trường, trong đó có Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng, vẫn đang ở cấp độ 1 và giai đoạn đầu cấp độ 2. Minh chứng cho điều này, sẽ dễ nhận thấy những kệ đựng hồ sơ, giấy tờ che lấp hết những bức tường trong Phòng làm việc; các chủ nhiệm lớp chăm chỉ ngày hai buổi đến giảng đường để điểm danh học viên; và vào những ngày cuối năm, đội ngũ giảng viên sẽ phải vất vả ra trong việc phải sao lục lịch giảng, tính toán giờ chuẩn giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thao giảng dự giờ trong năm của mình. Cần thẳng thắn thừa nhận đây là những biểu hiện rõ nét nhất của việc chậm chân trong xác định mô hình hoạt động số và chuyển đổi số.

     Trong mối quan hệ liên kết sống còn về chuyên môn giữa Học viên với các Trường hiện nay, đôi lúc một số trường gặp khó khăn khi cử giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng do Học viện tổ chức do không bố trí được giảng viên dạy thay, đi lại chi phí tốn kém….; Bên cạnh đó, công tác thông tin của các Trường đến Vụ các Trường Chính trị, Học viện cũng theo đó có những trở ngại, kém hiệu quả khi chưa đảm bảo về chất lượng nội dung cũng như thời gian

     Thực trạng nêu trên là phổ biến, song với tác động của Cuộc cách mạng chuyển đổi số hiện nay, nếu hệ thống chúng ta bắt nhịp được và thành công, chắc chắn rằng đến năm 2025, các trường Chính trị Tỉnh, Thành phố sẽ mang một diện mạo khác so với hôm nay.

     Đó là, mỗi học viên của Trường đảng sẽ có một tải khoản riêng được cài đặt điện thoại cá nhân. Qua đó tài khoản đó, họ sẽ nhận được lịch học tập, viết đơn đề nghị các vấn đề liên quan, được biết trước giáo án điện tử của giảng viên, biết trước chủ đề thảo luận, tham khảo các tài liệu được số hóa; nắm được thông tin có được thi hay không; kết quả điểm thi/kiểm tra như thế nào, sẽ học bổ sung hoặc thi lại, thi sau ở đâu. Nếu việc chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, qua điện thoại cá nhân, các học viên cũng có thể được làm bài thi trắc nghiệm trực tuyến và biết kết quả ngay sau khi thời gian thi kết thúc.

     Đó là, mỗi giảng viên sẽ được cung cấp một tài khoản, nơi họ tự nhập liệu về giờ giảng, nghiên cứu khoa khọc, thao giảng, dự giờ; giảng viên sẽ không phải xách theo máy tính cá nhân khi đi dạy vì hệ thống máy tính được kết nối tại mỗi giảng đường đã làm thay việc đó. Kết quả hoạt động của của giảng viên sẽ được tính theo chỉ tiêu công việc chứ không phải là điểm danh hay chấm công nhật đến trường đủ số giờ.

     Đó là, trên cơ sở nhập liệu từ mỗi viên chức của Trường, cập nhật thông tin về hoạt động của mỗi trường, Học viện Trung tâm nắm rõ và trực tiếp nhiều thông tin có thể gây ngạc nhiên. Ví dụ: Trường nào, khoa nào có giảng viên vốn chuyên ngành cử nhân văn học nhưng đang giảng dạy các chuyên đề về Chủ nghĩa Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh hay có bao nhiêu giảng viên công tác ở Trường cả 10 năm nhưng chỉ giảng được 1 đến 2 chuyên đề, vv... Để từ đó, ban hành các quy định nghiêm nhằm chuẩn hóa giảng viên, nâng cao chất lượng đội ngũ các Trường Chính trị của cả Nước..

      Và cuối cùng, đó là qua hệ sinh thái này, cùng lúc giúp giảng viên của hai Trường chính trị có thể chủ động trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với việc tổ chức Tọa đàm, Hội thảo qua mạng giao ban trực tuyến. Hệ thống đó cũng sẽ giúp các nhà nghiên cứu đầu ngành của Học viện công bố cho các Trường đảng những nghiên cứu mới về lý luận về Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh hay vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta giúp giảng viên các Trường nâng cao trình độ lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái và thù địch.

     Chúng ta cũng có thể tin, chuyển đổi số sẽ mở ra triển vọng hằng năm hơn 1000 giảng viên trong hệ thống Trường chính trị phải trải qua ít nhất 01 lần khảo sát chất lượng bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến do Học viện tổ chức. Từ đó, Học viện cũng như mỗi đồng chí hiệu trưởng sẽ có sự đánh giá toàn diện hơn về chất lượng của giảng viên của mình, tạo ra động lực và có cơ chế buộc giảng viên không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

     Để triển khai một đại dự án như thế này, chúng ta cần phải nhắc đến các yếu tố quyết định.

    Thứ nhất, là về vấn đề thể chế. Chuyển đổi số và quản trị số hoá được nhiều chuyên gia nhận định là cuộccách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng vềcông nghệ. Để thực hiện dự án mang tính chiến lược này tại các Trường Chính trị, ngoài các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện đã có những chính sách rất cụ thể gợi mở. Cụ thể, Đề án số 587/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đưa giải pháp đầu tiên là “Khảo sát, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về năng lực, trình độ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện và các trường chính trị cấp tỉnh.Tôi mạnh dạn cho rằng cần thay đổi cách thức hình thành nên bộ cơ sở dữ liệu này. Đã đến không nên gửi các bảng bằng giấy tới từng đồng chí, từng trường và trông chờ vào sự phản hồi mà nên hình thành mạng cơ sở dữ liệu dùng chung và dùng mãi mãi. Trong đó, mỗi Trường phải có trách nhiệm nhập dữ liệu, nhập thường xuyên, tạo thành cơ sở hệ sinh thái của chuyển đổi số giữa Học viện và các Trường. Bên cạnh đó, đón nhận xu hướng này, kính đề nghị các cơ quan tham mưu giúp việc trong năm 2021 nghiên cứu, tham mưu, trình Lãnh đạo Học viện cho một số chủ trương về điều chỉnh trong công tác quản lý, quy trình tại các Trường Chính trị theo hướng chuyển đổi số. Đây là cơ sở ban đầu nhưng vô cùng quan trọng để các Trường có căn cứ thực hiện.  

     Thứ hai là về vấn đề nhận thức. Cách mạng là sự chuyển biến căn bản về chất trong toàn hoạt động của lĩnh vực đó. Một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của Chuyển đổi số chính là từ nhận thức và tư duy hành động của người lãnh đạo và người thực hiện, ở đây cần nhấn mạnh đến vai trò của các đồng chí Hiệu trưởng. Chúng ta đã thấy, tham gia vào chuyển đổi số giai đoạn đầu không phải là việc dễ dàng. Sau gần 01 năm Học viện phát động, mới chỉ có khoảng 1/3 các Trường Chính trị đăng nhập vào “Hệ thống giao trực tuyến của Học viện” đã phần nào nói lên khó khăn này. Thậm chí, khi đi theo cuộc cách mạng này, một số bộ phận có thể phải từ bỏ lợi ích, quyền lực từ cách thức quản lý như hiện nay. Ví dụ, khi học viên làm bài thi trắc nghiệm trên máy thì sẽ không có bài cho các thầy cô chấm, số giờ chuẩn giảng dạy sẽ giảm đi,.. Song, khi nhận thức đã rõ ràng về những thành công, thấy được những lợi ích vượt trội mà chuyển đổi số mang lại, mỗi đồng chí Hiệu trưởng sẽ là những chiến sĩ tiên phong trong cuộc cách mạng này.

     Thứ ba, là yếu tố hạ tầng kỹ thuật. Nếu 63 trường chính trị tỉnh thành đều xây dựng những hệ thống chuyển đổi số riêng lẻ thì sẽ tốn kém và quan trọng nhất là không đồng bộ, khó kết nối trong hệ thống. Để tìm giải đáp câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng hướng về Học viện trung tâm. Hiện nay Học viện đã thiết lập được mối quan hệ với những tập đoàn viễn thông lớn như VNPT, Viettel, những niềm tự hào của nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên số. Việc Viettel phối hợp tích cực với Học viện trong xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến, mang lại lợi ích cho các đơn vị trực thuộc và các trường chính trị đã thể hiện rõ kết quả của sự hợp tác đó. Tin tưởng rằng, với vai trò và vị trí của Học viện, với uy tín lớn của các đồng chí lãnh đạo Học viện, với sự tham mưu đắc lực của các đơn vị trực thuộc của Học viện như Văn phòng Học viện, Vụ các Trường Chính trị, Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin và các đơn vị khác, Học viện sẽ tiếp tục làm sâu sắc trong quan hệ việc hợp tác với Viettel cũng như các tập đoàn viễn thông khác trong hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, cơ sở dữ liệu dùng chung, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, những thành tố cơ bản trong thiết lập hạ tầng của Chuyển đổi số.

     Ba yếu tố này mới chỉ là những vấn đề mang tính trực quan, sẽ còn rất nhiều yếu tố khác tác động, ảnh hưởng đến sự quyết tâm của chúng ta khi chọn con đường này để góp phần vào sự phát triển.

     Có thể khẳng định rằng, chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, tham gia vào quá trình này, chắc chắn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trường chính trị chuẩn, trường chính trị thông minh. Đến năm 2025, chúng ta sẽ trở thành những ví dụ tiêu biểu thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị. Nhờ chuyển đổi số, nhiều trường sẽ có bước đột phá, trở thành những cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng Đảng và cho sự phát triển của mỗi địa phương./.

[1] Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại Vietnam ICT Summit 2019.

 

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: