Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.825.637
Hôm qua:704
Hôm nay:657

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Giới thiệu sách, tác phẩm

“Thuật ngữ lý luận chính trị” – Một cuốn sách bổ ích cho giới hành chính công

11:14 | 14/01/2024 246

TS. Nguyễn Đình Thuận – Hiệu trưởng Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng vừa cho ra đời tập sách “Thuật ngữ Lý luận chính trị” một công trình nghiên cứu công phu, rất đáng đọc, là tài liệu tra cứu, tham khảo cho mọi thành phần bạn đọc, nhất là những ai đang trực tiếp tham gia vào hệ thống hành chính công. Sách in khổ 16x24, 476 trang, in 800 cuốn, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật ấn hành.

Bằng việc tra cứu các nguồn tư liệu khác nhau, tác giả đã kỳ công tuyển chọn, giới thiệu cho chúng ta đến 700 mục từ chính yếu, gồm các mục từ cơ bản về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các từ thông dụng trong các ngành lý luận chính trị như triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật…

Có thể nói tập sách đã trang bị cho người đọc những kiến thức cơ bản về lĩnh vực lý luận chính trị, là công cụ tra cứu phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng vào lĩnh vực hành chính công của mỗi cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Tác giả đã chọn lựa, trình bày có hệ thống, giải thích về các thuật ngữ lý luận chính trị một cách đầy đủ, khúc chiết, với văn phong trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu.

Nhiều mục từ mới được cập nhật như “chính phủ điện tử”, “chính quyền điện tử”, “kinh tế số”, “dịch vụ công trực tuyến”; nhiều mục từ tưởng rằng ai cũng hiểu nhưng để nắm rõ nghĩa thì chưa chắc đã thông như “Vùng biển Việt Nam”, “quyền tài phán”… Đặc biệt, đối với công chức, viên chức nhà nước thì cần đọc kỹ hơn những khái niệm “nghe nói hằng ngày” nhưng vẫn có thể bị mắc sai sót trong thi hành công vụ như “Chuẩn mực đạo đức công vụ”, “nhận hối lộ”… Người đọc sẽ thấu triệt hơn phạm trù nhận hối lộ “là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận lợi ích vật chất, của hối lộ do đã hoặc sẽ là hay không làm một việc có lợi cho bên đưa hoặc theo yêu cầu của bên đưa hối lộ” để tránh tình trạng phạm tội rồi mới biết; hay “Chuẩn mực đạo đức công vụ” là những giá trị đạo đức để xác định ranh giới giữa việc nên làm và không nên làm, được xã hội thừa nhận và trở thành những khuôn mẫu để xem xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ; hoặc nội hàm của “người đứng đầu” là gì, “điểm nóng chính trị - xã hội” là sao?. Cuốn sách cũng chỉ ra điều thú vị về năng lực của người lãnh đạo, trong đó người có “Phong cách lãnh đạo tự do” thì thường ngại đụng chạm với tập thể, do thiếu tự tin và quyết đoán. Tuy nhiên phong cách này sẽ thành công khi cộng sự của người lãnh đạo “là những người tài giỏi, thông minh, tự vạch ra kế hoạch cho hoạt động của mình”…

Nếu nói “khoa học là hệ thống của những khái niệm” thì tập sách này đã trình bày các khái niệm một cách hệ thống vậy. Vì lẽ đó, đây sẽ là cuốn sách đáng đọc và rất bổ ích cho mọi người, nhất là những ai đang tham gia vào lĩnh vực hành chính công./.

Biên Nữ

Các bản tin trước: