Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.836.380
Hôm qua:1.925
Hôm nay:1.878

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bảo vệ nền tảng tư tưởng

VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

11:01 | 09/10/2023 158

ThS. Phan Thị Mỹ Dung

 

Công tác tư tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam là hoạt động có mục đích nhằm hình thành, phát triển, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong toàn xã hội. Qua đó, tạo ra sự thống nhất nhận thức, ý chí, hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, thúc đẩy toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Công tác tư tưởng có 03 bộ phận cấu thành: 1) Công tác nghiên cứu, truyền bá lý luận Mác-xít; 2) công tác tuyên truyền; 3) công tác cổ động. Mỗi bộ phận công tác bao gồm các yếu tố: Nội dung, phương tiện, chủ thể, phương pháp, mục đích, hiệu quả. Trong đó, hiệu quả là yếu tố đóng vai trò quyết định đến chất lượng các yếu tố còn lại công tác tư tưởng. Tuy nhiên hiệu quả là gì và làm thế nào để đạt tới hiệu quả trong công tác tư tưởng của Đảng cho đến nay vẫn cần tiếp tục được quan tâm.

Trên phương diện tâm lý học xã hội, công tác tư tưởng của bất kỳ đảng chính trị nào cũng nhằm vào mục tiêu thay đổi hành vi của đối tượng hướng đến. Việc đầu tiên cần tiến hành trong công tác tư tưởng là xác định mục tiêu công tác tư tưởng nhằm thay đổi nhận thức. Qua việc truyền bá của chủ thể công tác tư tưởng, đối tượng thu nhận được thông tin, tri thức giúp họ có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn nội dung, vấn đề nào đó, từ đó họ thay đổi nhận thức. Tuy nhiên theo tâm lý học xã hội, nhận thức của con người cá nhân, cộng đồng có thể thay đổi ít hay nhiều, cơ bản hay chưa cơ bản,…tuỳ thuộc các điều kiện khác, như: mức độ nhận thức cao thấp, trình độ, khả năng tư duy, sự chi phối của ý thức hệ- thế giới quan, nhân sinh quan họ đang có. Cho nên nếu công tác tư tưởng hướng đến thay đổi nhận thức cũng chưa phải là cách duy nhất làm thay đổi hành vi- là mục tiêu mà công tác tư tưởng hướng đến. Từ nhận thức, có thể làm thay đổi thái độ của cá nhân, cộng đồng trước thực tại xã hội. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều khi, chưa phải do có hiểu biết (nhận thức) đầy đủ, sâu sắc mà con người có thể có ngay hành vi đúng/ tốt. Mà chỉ cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc dù hiểu biết có thể chưa đầy đủ, giúp cá nhân, cộng đồng tránh được những việc làm sai trái. Ngoài ra, bên cạnh hiểu biết và có thái độ, con người còn có tình cảm- sự yêu/ghét trước cái đúng, tốt và cái sai/ xấu trong xã hội. Xúc cảm (yêu/ ghét) và ở mức độ cao hơn nữa là tình cảm nếu được định hướng tốt, nó sẽ phản ánh chân giá trị đúng đắn ở mỗi cá nhân, cộng đồng. Có cảm xúc đúng/ tốt sẽ dẫn dắt họ đến với những việc làm tốt đẹp, có ích lợi cho bản thân và cộng đồng. Các nghiên cứu tâm lý học xã hội và thực tế cho thấy hành vi của con người không phải chỉ do nhận thức và thái độ quy định mà kể cả khi nhận thức hoàn toàn không có tác dụng chi phối, thì một yếu tố đóng vai trò chủ yếu, nổi trội, thậm chí quyết định thúc đẩy hành động/ hành vi con người, đó là: yếu tố NIỀM TIN. Điều này có thể thấy rất rõ trong hoạt động truyền đạo của tôn giáo. Có thể giáo dân chưa hoặc không hiểu hết giáo lý, song nếu có sẵn (hoặc được hình thành) đức tin thì họ có thể thay đổi hành vi theo ý muốn của nhà truyền giáo. Sức mạnh của yếu tố NIỀM TIN trong công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng nói chung là hết sức to lớn.

Từ đó, có thể biểu đạt mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin với hành vi của con người qua cơ chế được hình dung ở sơ đồ sau:

    

Mục đích của công tác tư tưởng là tác động đến nhận thức nhằm thay đổi hành vi 

Hướng 1: Tác động vào nhận thức làm thay đổi hành vi

Hướng 2: Tác động vào thái độ, tình cảm làm thay đổi hành vi

Hướng 3: Tác động đến NIỀM TIN thay đổi hành vi

Từ sự phân tích trên có thể thấy công tác tư tưởng của Đảng cũng chỉ đạt tới hiệu quả cao nhất khi có cách thức, biện pháp hữu hiệu khơi dậy được NIỀM TIN. Niềm tin trong triết học Mác khác hẳn với niềm tin tôn giáo. Niềm tin vào chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin vào sự tất yếu, tất thắng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản. Đó sẽ là bệ phóng để con người phát huy hết tiềm năng, sức sáng tạo của mình đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như hiện nay, NIỀM TIN vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là giá đỡ, giúp cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân lựa chọn giá trị sống đúng đắn phù hợp với chuẩn mực xã hội chúng ta đang xây dựng- xã hội xã hội chủ nghĩa.

Thực tế cho thấy, nếu công tác tư tưởng chỉ chú trọng tác động vào nhận thức chưa quan tâm đầy đủ đến các yếu tố thái độ, tình cảm, niềm tin thì rất khó để đạt tới hiệu quả. Nếu để xảy ra tình trạng suy giảm niềm tin (lòng tin) của quần chúng nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước thì công tác tư tưởng dù xây dựng kế hoạch rất công phu, quá trình tổ chức thực hiện rất nghiêm túc,…thì kết quả đạt được cũng sẽ không cao. Đặc biệt trước khó khăn, thách thức hoặc trong những giai đoạn cách mạng có tính chất bước ngoặt, công tác tư tưởng nếu chỉ dừng lại ở tuyên truyền, giáo dục nhận thức thì rất khó tạo ra sự chuyển biến thực sự trong hành động và hoạt động thực tiễn. Thực tế lịch sử Việt Nam, trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc (chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ) của dân tộc ta, chính NIỀM TIN của quần chúng nhân dân, của cán bộ, đảng viên vào tính tất yếu và tất thắng của cuộc chiến tranh chính nghĩa, tin vào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản cũng như tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,… đã tạo ra động lực, thúc đẩy hoạt động, lao động sáng tạo để hoàn thành cùng một lúc hai nhiệm vụ hết sức to lớn và nặng nề. Đó là nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở miền Nam và nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Như vậy, NIỀM TIN của quảng đại quần chúng nhân dân một khi được hình thành sẽ trở thành xung lực, cổ vũ cho công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản. Ngược lại, công tác tư tưởng của Đảng hướng vào việc xây dựng, củng cố NIỀM TIN thì công tác tư tưởng  mới đạt được hiệu quả bền vững. Bởi mọi hoạt động thực tiễn chỉ có thể đạt tới kết quả cao nhất nếu nó là sự kết tinh cao độ của cả lý trí (tức là nhận thức) và thái độ, tình cảm và đặc biệt là NIỀM TIN. Trọng trách, sứ mệnh của công tác tư tưởng của Đảng là nhằm truyền bá hệ tư tưởng Mác-xit, làm cho hệ tư tưởng của Đảng trở thành ý thức xã hội, mà muốn đạt tới mục đích đó không thể không thực hiện tốt việc xây dựng NIỀM TIN như đã nói ở trên.

Trên thực tế, trong công tác tư tưởng, Đảng ta luôn chú trọng đến yếu tố niềm tin nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất. Điều đó được thể hiện ở quyết tâm rất lớn của Đảng ta trong đổi mới biện pháp xây dựng, tạo lập niềm tin cũng như hoàn thiện cơ chế hình thành niềm tin trong nhân dân. Trong 05 bài học kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn đổi mới, tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta nhận định: “Mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,…củng cố và tăng cường NIỀM TIN của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”[1]. Những thành tựu to lớn của đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới và vị thế, uy tín mà Việt Nam đang có được hôm nay là minh chứng sinh động của việc Đảng ta bằng công tác tư tưởng đã xây dựng NIỀM TIN trong nhân dân, để qua đó thúc đẩy tính tích cực chính trị- xã hội của họ đóng góp vào công cuộc kiến thiết đất nước. Nhận thức được điều đó, song trên thực tế, việc đánh giá hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng ta vẫn ít nhiều còn mang tính định lượng; Có lúc trong đánh giá cong tác tư tưởng, chỉ mới dừng lại ở con số thống kê số chuyên trang, chuyên mục, lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,…chứ  chưa có thước đo hữu hiệu để đo sự chuyển biến thực sự trong thái độ, tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân vào hệ tư tưởng Mác-xit.

Như vậy, để công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản đạt tới hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào việc nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng cơ chế hình thành, củng cố NIỀM TIN. Theo quan điểm tâm lý học Mác-xít, niềm tin chính là trạng thái tâm lý đề cao lý tính đồng thời coi trọng thực tiễn. Niềm tin chủ yếu dựa trên tri thức khoa có thái độ đúng đắn, khách quan và tình cảm cách mạng sâu sắc. Niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn với lý tưởng đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân. NIỀM TIN đó lấy thực tiễn làm căn cứ hướng tới lý tưởng cao đẹp cho nên dù trong điều kiện gian nan nguy hiểm nào, người cán bộ, đảng viên có NIỀM TIN vào lý tưởng, vào cách mạng thì họ vẫn luôn kiên định. Đặc biệt, trong bối cảnh các thế lực thù địch đã và đang ra sức chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng cùng với tình trạng sa sút lòng tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân vào Đảng như hiện nay thì việc xây dựng, hình thành, củng cố NIỀM TIN thật sự là một trọng tâm cần được ưu tiên trong công tác tư tưởng của Đảng.

Củng cố NIỀM TIN của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân vào tính khoa học và bản chất cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là yếu tố quyết định thắng lợi của công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 

Tài liệu tham khảo

  1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Giáo trình Tâm lý học xã hội

 


[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: