Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.846.636
Hôm qua:1.737
Hôm nay:1.203

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Nghiên cứu - Trao đổi

Dựa vào dân nâng cao chất lượng công tác cán bộ

17:14 | 28/03/2018 638

Công tác cán bộ nói chung và quy hoạch, luân chuyển cán bộ nói riêng ngày càng có nhiều đổi mới và tiến bộ. Nhưng chính trong quá trình đổi mới đó lại bộc lộ những bất cập, hạn chế, khuyết điểm. Đó là tệ nạn “mua quan, bán chức”; “con ông, cháu cha”; “chọn người nhà không chọn người tài”; tuyển chọn, đề bạc “thần tốc”… Không ít giải pháp được đề ra, thực hiện nhưng yếu kém, thiếu sót chưa được chấm dứt, ngược lại ngày càng có những cách thức tinh vi nhằm “lách” qua những kẽ hở của quy định, pháp luật. Gần đây, nhiều nơi vin vào “đúng quy trình” để che đậy sự thiếu trách nhiệm của cấp uỷ đảng, người đứng đầu.

Do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa thật sự dựa vào dân, biểu hiện cụ thể như sau: Đối với nhiều người dân, công tác cán bộ được cho rằng đó là công việc của cấp uỷ đảng, của chính quyền, của các cấp lãnh đạo chứ không phải việc của mình. Người dân nhiều khi không được biết hoặc biết ít về người lãnh đạo của mình. Hồ sơ, lý lịch, trích ngang, quá trình công tác… của bán bộ còn ít được công khai, thậm chí bí mật đối với người dân.

 Người dân ít khi được tiếp xúc trực tiếp, trao đổi, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý của mình, ngay đến những cán bộ trong cơ quan dân cử, được người dân bầu ra nhiều khi họ cũng hiếm khi được tiếp xúc, trao đổi trực tiếp. Tình trạng “cử tri chuyên nghiệp” trong các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp vô hình trung đã bị giới hạn quyền dân chủ. Việc thông qua người đại diện cơ quan dân cử, qua những “cử tri chuyên nghiệp” trong các lần tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp cũng ít khi được truyền đạt, thông tin đầy đủ cho người dân.

Bổn phận và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của người dân để đề xuất, tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách… Nhưng vì nhiều lý do, không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên không thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình mà “xuân thu nhị kỳ”, chiếu lệ, hình thức làm cho dân không hiểu cán bộ, cán bộ xa dân.

 Bộ Chính trị đã có quyết định và ban hành Quy chế giám sát, phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân đối với các quyết định lớn, góp ý xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) yêu cầu phát huy vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, báo chí, công luận; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” trong công tác cán bộ. Tuy nhiên, cho đến nay Quy chế này chưa được các cấp uỷ đảng cụ thể hoá và thực hiện tốt. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn khép kín trong các cơ quan, tổ chức, chưa công khai, ít khi có sự tham gia, lấy ý kiến của người dân.

Nói tóm lại, sự tham gia tích cực của nhân dân trong công tác cán bộ nói chung và công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ nói riêng còn rất mờ nhạt. Do vậy, để phát huy sức mạnh tai mắt của nhân dân, dựa vào dân xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ nói riêng, còn rất nhiều việc phải làm. Nên tập trung vào một số khâu dưới đây:

Thứ nhất, cụ thể hoá quan điểm “Dân là chủ” thành các quy chế, quy định, luật về quyền làm chủ của người dân trong công tác cán bộ cũng như quy hoạch, luân chuyển cán bộ.

Thứ hai, mở rộng dân chủ trong công tác cán bộ. Đồng thời với bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất trong Đảng, cần mở rộng dân chủ trong các khâu của công tác cán bộ, trong đó có việc khảo sát, đánh giá một cách khách quan, công tâm cán bộ, đảng viên trước khi đưa vào quy hoạch, luân chuyển. Đặc biệt, cần quan tâm việc bỏ phiếu, lấy ý kiến của người dân, nơi công tác và nơi cư trú của cán bộ trong diện quy hoạch, luân chuyển.

Thứ ba, tăng cường công khai, minh bạch trong công tác cán bộ là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm phát huy dân chủ, bảo đảm cho dân biết về người cán bộ của mình. Trước khi tiến hành quy hoạch, luân chuyển, cấp uỷ đảng, các cơ quan có trách nhiệm nên công khai danh sách những cán bộ dự kiến vào quy hoạch, luân chuyển cho cán bộ, đảng viên, nhân dân biết để phản biện, góp ý. Đồng thời, cấp uỷ đảng cử bộ phận tiếp nhận sự góp ý, phản biện thông tin về cán bộ dự kiến quy hoạch, luân chuyển từ nhân dân.

Thứ tư, kết hợp chặt chẽ kiểm tra, giám sát của cấp uỷ đảng với giám sát của nhân dân đối với những cán bộ trong diện quy hoạch, luân chuyển. Lâu nay, chúng ta thường chỉ hay chú ý sự kiểm tra, giám sát trong tổ chức đảng mà chưa quan tâm sự giám sát ngoài tổ chức đảng. Quần chúng biết rất rõ về cán bộ của mình. Do đó, nếu thật sự cầu thị, có trách nhiệm thì thông qua chi bộ ở nơi công tác, khu dân cư nơi cán bộ sinh sống, người dân hoàn toàn có thể kiểm tra, giám sát, phản ánh chính xác về cán bộ. Đồng thời, thông qua các đoàn thể ở cơ quan, địa phương, cơ sở để có thông tin về chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ thuộc diện quy hoạch, luân chuyển. Kết hợp đánh giá cấp uỷ đảng với lấy phiếu tín nhiệm, hỏi ý kiến nhân dân trước khi bổ nhiệm, sau thời gian luân chuyển là cách đánh giá khá chuẩn xác về cán bộ, đảng viên./.

                                             Th.S Nguyễn Phước Phúc (Sưu tầm)

                                         Nguồn: Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12/2017

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: