Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.841.204
Hôm qua:1.831
Hôm nay:976

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bảo vệ nền tảng tư tưởng

Vai trò của người giảng viên trường chính trị trên mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch

13:48 | 29/09/2023 163

Tóm tắt: Trong hệ thống nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị của Đảng ta hiện nay, giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố là đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản về kiến thức lý luận chính trị đồng thời họ cũng là lực lượng trực tiếp tham gia giảng dạy, truyền bá tư tưởng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Với vị thế đó, người giảng viên trường chính trị có vai trò quan trọng trên mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch.

Từ khóa: giảng viên, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chính trị, quan điểm thù địch

Tính cấp thiết của cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tiễn đổi mới nhưng vẫn đảm bảo giữ vững định hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã góp phần khẳng định sức sống trường tồn của chủ nghĩa xã hội, của học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế - xã hội cũng còn một số yếu kém nhất định trong quản lý, điều hành… Việc chuyển đổi cơ chế, thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục được làm sáng tỏ. Lợi dụng tình hình đó, với âm mưu cơ bản, lâu dài và rất thâm độc là xoay chuyển quỹ đạo phát triển của đất nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch đã đẩy mạnh việc chống phá về tư tưởng, nhào nặn, bóp méo thông tin, xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bài bác tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc đã lựa chọn.

Từ thực tế đó, yêu cầu đặt ra là Đảng phải tăng cường công tác đấu tranh để bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, trong đó nhấn mạnh: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng[1]. Nghị quyết số 35 ra đời đã kịp thời vũ trang cho toàn đảng nói chung cũng như đội ngũ giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố nói riêng phương hướng đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới.

Vai trò của người giảng viên trường chính trị trên mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch

Trên mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch, người giảng viên trường chính trị có vai trò hết sức quan trọng:

Thứ nhất, giảng viên trường chính trị là người trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Để thực hiện tốt vai trò của mình, yêu cầu đầu tiên là phải nắm chắc các vấn đề chuyên môn mà mình được đào tạo, thường xuyên cập nhật kiến thức lý luận, nhạy bén với cái mới. Điều quan trọng hơn cả là phải có bản lĩnh chính trị hết sức vững vàng, không hoang mang, dao động trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, luôn giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó mới có thể đảm nhiệm tốt vai trò của người giảng viên lý luận chính trị trên mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thứ hai, giảng viên trường chính trị là người được đào tạo bài bản, được trang bị phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, họ hoàn toàn có khả năng nhận diện những quan điểm sai trái, thù địch, những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù trên nhiều phương diện, do vậy, người giảng viên càng phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Người giảng viên trường chính trị phải có thái độ dũng cảm, kiên quyết đấu tranh bảo vệ những quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Bản thân mỗi giảng viên phải tích cực đi sâu nghiên cứu để có những bài viết cụ thể, có chất lượng góp phần phản bác lại những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch đăng tải trên các trang mạng xã hội.

Thứ ba, để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, người giảng viên trong quá trình giảng dạy lý luận chính trị tuyệt đối không được tuyên truyền trái với quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Kịp thời nắm bắt, chấn chỉnh những nhận thức chưa đúng, những biểu hiệu lệch lạc về tư tưởng từ phía học viên. Trong mỗi bài giảng của mình, giảng viên cần xây dựng định hướng về tư tưởng, chính trị, giúp người học hiểu đúng bản chất của vấn đề, không nên máy móc, giáo điều trong cách thức giảng dạy mà cần có sự liên hệ, gắn kết giữa lý luận với thực tiễn cuộc sống để tạo sức thuyết phục đối với người học.

Thứ tư, để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đi đôi với việc tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, người giảng viên trường chính trị cần nghiên cứu, chia sẻ lan tỏa những bài viết, những thông tin đúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thành tựu của công cuộc đổi mới, của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Sự lan tỏa không chỉ được thực hiện thông qua các bài viết, quan điểm mà còn bằng tấm gương sống, lao động, học tập của người đảng viên cộng sản, người giảng viên trường chính trị.

Tóm lại, với vai trò hết sức quan trọng trên mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch, người giảng viên trường chính trị cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, rèn luyện bản lĩnh chính trị, khả năng miễn nhiễm trước những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù đồng thời tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hiện nay./.

TS. Trần Thúy Hiền

 

[1] PGS.TS Phạm Đức Kiên - Lê Thị Chiên, ngày 26/04/2020, Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; Một số kết quả và kinh nghiệm,https://hcma2.hcma.vn/nghiencuukhoahoc/Pages/bao-ve-nen-tang-tutuong.aspx? CateID=334&ItemID=11114, truy cập  ngày 27/6/2021.

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: