Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.795.679
Hôm qua:1.174
Hôm nay:276

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Giới thiệu sách, tác phẩm

Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới

08:44 | 23/03/2018 2082

Mọi thay đổi đều bắt đầu từ tư duy. Chính tư duy đã đưa một đất nước đi từ thế giới thứ 3 lên thế giới thứ nhất; một quốc gia nghèo nàn trở thành quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới; từ vũng lầy họ trở thành quốc gia phồn vinh, thịnh vượng và sạch nhất thế giới....

Đó có thể là quốc gia nào nếu không phải là Singapore

Đó có thể là ai nếu không phải là Lý Quang Diệu

Với những gì Singapore có được ngày hôm nay, với những gì Lý Quang Diệu đã làm cho đất nước ông, cho nhân dân ông đủ để khẳng định tư duy và tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo kiệt xuất này.

Cuốn sách được viết dưới tên tiếng Anh là: “Lee Kuan Yew: The Grand Master’s insight on China, The United State and the World” (Tạm dịch là: “Lý Quang Diệu – Những cái nhìn sâu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thế giới”), do 3 tác giả là Graham Allison, Robert D.Blackwill và AliWyne – vốn là các nhà báo, các chuyên gia nổi tiếng về chính trị thế giới phỏng vấn và tập hợp từ những nhận định, những quan điểm của Lý Quang Diệu về các vấn đề nổi cộm thế giới, sẽ cho chúng ta thấy tư duy đặc biệt của nhà chiến lược tài ba này.

Cuốn sách gồm 10 chương trình bày những viễn kiến thấu đáo của Bộ trưởng Cao cấp Lý Quang Diệu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới. dưới hình thức các câu hỏi sâu của tác giả và các câu trả lời của Lý Quang Diệu xoay quanh vấn đề.

Vậy Lý Quang Diệu là ai?

Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) là một chính khách đặc biệt, độc nhất vô nhị trong nửa thế kỷ qua. Là “cha đẻ” và là nhân vật rất có ảnh hưởng ở Singapore trong hơn năm thập kỷ, ông tiếp quản một thành bang nghèo nàn, tham nhũng để xây dựng thành một quốc gia hiện đại nơi người dân hiện có thu nhập cao nhất thế giới.

Ông được mệnh danh là:

“Chiến lược gia của các chiến lược gia

Thủ lĩnh của các thủ lĩnh

Bậc thầy của các bậc thầy

Lời nói của Lý Quang Diệu đều giành được sự lắng nghe từ các vị tống thống, thủ tướng, nhà ngoại giao và các nhà quản trị doanh nghiệp. Các đời tổng thống Mỹ từ Richard Nixon đến Barack Obama đã hoan nghênh ông tới Nhà Trắng; Thủ tướng Anh Margaret Thatcher tới Tony Blair cũng đánh giá cao sự hiểu biết của ông; và các lãnh đạo doanh nghiệp từ Rupert Murdoch tới Rex Tillerson, Giám đốc điều hành của Exxon Mobil, đã ca ngợi tài năng xuất chúng của ông.

Lý Quang Diệu sinh ngày 16 tháng 9 năm 1923, là thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore (1959 - 1990). Ông đã qua đời vào ngày 23 tháng 3 năm 2015 khi ở tuổi 91. Chức vụ cuối cùng mà ông nắm giữ là Bộ Trưởng Cố vấn. Tuy nhiên nếu chỉ nói như vậy về Lý Quang Diệu thì không đủ bởi cuộc đời và sự nghiệp của Lý Quang Diệu gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Singapore.

I. Giới thiệu Lý Quang Diệu và lịch sử hình thành đất nước Singapore

- Năm 1959: Lý Quang Diệu là thủ tướng Singapore. Lúc này Singapore là thuộc địa của Anh.

- Năm 1961: Lý Quang Diệu khởi phát chiến dịch đòi sáp nhập Singapore với Malaysia nhằm mục đích chấm dứt sự cai trị của người Anh.

- Năm 1963: Singapore trở thành thành viên của Liên bang gọi là lien bang  Malaysia. Tuy nhiên liên bang này không tồn tại được lâu. Bởi lãnh đạo Singapore và lãnh đạo liên bang Mã Lai có mâu thuẫn về những chính sách dân tộc.

- Năm 1965:  Singapore bị buộc li khai Liên bang Malaysia. Nói là “bị buộc li khai” là bởi vì điều này không nằm trong ý muốn của Lý Quang Diệu.

Lý Quang Diệu đã viết trong quyển hồi ký của mình rằng: khi Singapore bị buộc phải li khai ông đã phát bệnh bởi với ông chỉ có con đường sát nhập mới là con đường duy nhất đưa Singapore phát triển khi đất nước này không có bất kỳ một nguồn tài nguyên nào. Nhưng lúc này Ngô Khánh Thụy – vốn là đồng sự đắc lực của Lý Quang Diệu đã thuyết phục ông rằng li khai là con đường tất yếu.

Singapore trở thành quốc gia độc lập với rất nhiều khó khăn trước mắt.

- Từ 1965 - 1990: Lý Quang Diệu đã dẫn dắt Singapore với rất nhiều chính sách mở ra hướng đi mới cho Singapore, đặc biệt phải kể đến chính sách đầu tiên là chính sách nhà ở, đặt nền móng cho sự phát triển Singapore.

- Năm 1990: Lý Quang Diệu về hưu. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục làm việc trong BM nhà nước Singapore.

- Từ 1990 - 2004: Bộ trưởng cao cấp (cố vấn cho thủ tướng thứ 2 của Singapore là Ngô Tác Đống, con trai Ngô Khánh Thụy).

- Năm 2004: Lý Quang Diệu được đặt vào một vị trí mới được kiến tạo riêng cho ông. Đó là Bộ trưởng cố vấn - dưới quyền con trai ông, Lý Hiển Long, thủ tướng thứ 3 của Singapore.

Và mặc dù đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này. Không chỉ có ảnh hưởng trong nước, những quan điểm của ông luôn là điều các nhà lãnh đạo muốn được lắng nghe.

II. Nội dung cuốn sách

Cuốn sách gồm 10 chương:

Chương 1: Tương lai Trung Quốc

Chương 2. Tương lai Hoa Kỳ

Chương 3. Tương lai quan hệ Trung – Mỹ

Chương 4. Tương lai Ấn Độ

Chương 5: Tương lai chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

Chương 6: Bàn về sự tăng trưởng kinh tế quốc gia

Chương 7: Tương lai địa chính trị và toàn cầu hóa

Chương 8: Tương lai nền dân chủ

Chương 9: Lý Quang Diệu tư duy như thế nào?

Chương 10: Kết luận

Nội dung các chương cụ thể như sau:

Chương 1: Tương lai Trung Quốc

Chương 1 mở ra với lo ngại của Lý Quang Diệu về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các câu hỏi xoay quanh những biến chuyển của Trung Quốc trong tương lai và câu trả lời của Lý Quang Diệu. Có 11 vấn đề được nêu gồm:

  • Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có nghiêm túc trong chuyện thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc số 1 ở châu Á hay không? Hay trên toàn thế giới?
  • Số 1 nghĩa là gì? Cách ứng xử của Trung Quốc đối với các quốc gia khác sẽ thay đổi như thế nào nếu nước này trở thành cường quốc thống trị châu Á?
  • Chiến lược của Trung Quốc để trở thành số 1 là gì?
  • Đâu là những trở ngại chính trong quá trình thực hiện chiến lược ấy?
  • Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy mức độ cấp bách đến đâu trong việc đạt được địa vị đứng đầu ở khu vực và xa hơn nữa?
  • Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận vai trò của Hoa Kỳ như thế nào ở khu vực châu Á đang thay đổi khi Trung Quốc trở thành số 1?
  • Người Mỹ sẽ ứng phó với Trung Quốc như thế nào? Kiểm soát Đông Á chăng?
  • Liệu mức tăng trưởng hai con số mà Trung Quốc duy trì được trong suốt ba thập kỷ có tiếp tục trong những thập kỷ tiếp theo hay không?
  • Liệu Trung Quốc có trở thành một nền dân chủ hay không?
  • Liệu Trung Quốc có trở thành số 1 trên thực tế không?
  • Nên đánh giá Tập Cận Bình như thế nào?

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có nghiêm túc trong chuyện thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc số 1 ở châu Á hay không? Hay trên toàn thế giới?

- Lý Quang Diệu: “Dĩ nhiên rồi. Tại sao lại không chứ? Họ đã biến cải một xã hội nghèo nàn bằng một phép màu kinh tế để giờ đây trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - và đang trên đường, như dự đoán của Goldman Sachs (tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới), trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm tới. Họ bám sát vị trí dẫn đầu của Hoa Kỳ trong việc đưa người vào vũ trụ và bắn hạ các vệ tinh bằng tên lửa. Họ sở hữu một nền văn hóa 4.000 năm với một dân số 1,3 tỉ người, rất nhiều người trong số đó là những tài năng lớn - một nguồn lực dồi dào và rất giỏi để khai thác.

Hiện nay, Trung Quốc là nước đang phát triển nhanh nhất thế giới,

Làm sao họ lại không thể có tham vọng trở thành số 1 ở châu Á, và sớm muộn cũng là trên thế giới được cơ chứ?”.

  Đó chính là lý do tại sao Trung Quốc hoàn toàn nghiêm túc trong việc trở thành cường quốc số 1.

“Người Trung Quốc muốn chia sẻ thế kỷ này ngang bằng với người Mỹ.

Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc lớn nhất thế giới. Các chính sách của mọi chính phủ đối với Trung Quốc, đặc biệt các nước láng giềng, đều phải tính đến vấn đề này. Các chính phủ ấy phải xác định lại vị thế của chính họ bởi vì họ biết rằng sẽ có nhiều hậu quả nếu họ ngăn trở Trung Quốc khi lợi ích cốt lõi của quốc gia đó bị đe dọa. Trung Quốc có thể áp đặt trừng phạt kinh tế chỉ bằng cách không cho tiếp cận thị trường 1,3 tỷ dân có thu nhập và sức mua ngày càng tăng lên của mình.” – Lý Quang Diệu nhận định.

Chiến lược của Trung Quốc để trở thành số 1 là gì?

- Người Trung Quốc quyết định rằng chiến lược tốt nhất của họ là xây dựng một tương lai hùng mạnh và thịnh vượng.

Họ sẽ tránh bất kỳ hành động nào làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với Hoa Kỳ. Việc thách thức một cường quốc mạnh hơn và ưu việt hơn về công nghệ như Hoa Kỳ sẽ làm hỏng “sự trỗi dậy hòa bình” của họ

- Trọng tâm của Trung Quốc là mở rộng ảnh hưởng của mình thông qua kinh tế. “Trung quốc đang hút các nước Đông nam Á vào hệ thống kinh tế của mình bằng thị trường khổng lồ và sức mua ngày càng tăng của họ. Nhật Bản và Hàn Quốc tất yếu cũng sẽ bị cuốn theo. Họ chỉ hút các quốc gia mà không phải sử dụng vũ lực... Kinh tế có những xu hướng ngầm. Sẽ rất khó đối chọi với sức mạnh kinh tế đang lớn mạnh của Trung Quốc”.

- Và chiến lược thứ 3 mà Trung Quốc phải đặt ra là:“Để cạnh tranh được, Trung Quốc tập trung vào giáo dục thế hệ trẻ, lựa chọn những người giỏi nhất trường vào khoa học và công nghệ, tiếp theo là kinh tế, quản trị kinh doanh và tiếng Anh”

Đâu là những trở ngại chính trong quá trình thực hiện chiến lược ấy?

Ở trong nước những thách thức chính là văn hóa, ngôn ngữ, tình trạng không thể thu hút và kết hợp nhân tài từ các quốc gia khác, và đồng thời là năng lực quản trị nữa

- Văn hóa:

Trung Quốc có một nền văn hóa tự tin và độ sộ, đây lại là một trở ngại. Điều đó sẽ dẫn đến hệ quả: “Sẽ có một thế hệ có thể tin rằng họ đã đến tuổi trưởng thành, khi họchưa hề trưởng thành”. Chính sự tự tin quá mức đó sẽ làm cho Trung Quốc cứng rắn hơn trong khi họ không có đủ nguồn lực.

- Ngôn ngữ:

Tiếng Trung khó đọc, khó viết. Vì vậy khó cho người nước ngoài nắm bắt đủ để tiếp nhận Trung Quốc và được xã hội Trung Quốc tiếp nhận.

- Sức sáng tạo thấp:

Những thói quen văn hóa làm hạn chế sức tưởng tượng và sáng tạo, chỉ khuyến khích sự phục tùng; ngôn ngữ định hình cách tư duy thông qua thi pháp và 4000 năm văn tự chỉ ra rằng mọi thứ đáng nói đến đều đã được nói đến bởi các bậc trí giả thời xưa”. Điều đó có nghĩa là không cần phải sáng tạo.

Còn cách giải thích nào khác cho thực tế rằng một đất nước có dân số đông gấp 4 lần Hoa Kỳ và được cho là có số người tài đông gấp 4 lần lại không hề có được những đột phá công nghệ.

- Tình trạng không thể thu hút và kết hợp nhân tài từ các quốc gia khác.

- Năng lực quản trị yếu kém: thể hiện

+ Cơ sở hạ tầng yếu kém

+ Thiết chế yếu kém

+ Chênh lệch thu nhập rất lớn

+ Thiếu pháp trị

- Nếu thiếu dầu mỏ, niken ... sự tăng trưởng của họ sẽ chấm dứt.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy mức độ cấp bách đến đâu trong việc đạt được địa vị đứng đầu ở khu vực và xa hơn nữa?

Người Trung Quốc không hề vội vàng. Họ cảm thấy khá thoải mái với việc là một phần của một nhóm lớn hơn kiểu như G20, nơi các quan điểm của họ sẽ được xem xét một cách nghiêm túc và những quyền lợi kinh tế của họ được bảo đảm nhưng trách nhiệm thì lại được chia sẻ giữa 20 quốc gia thành viên. Có nghĩa là quyền lợi kinh tế được bảo đảm, nhưng trách nhiệm thì lại được chia sẻ.

Liệu Trung Quốc có trở thành một nền dân chủ hay không?

“Nếu bạn tin rằng có một cuộc cách mạng nào đó ở Trung Quốc thì bạn nhầm”. Trong lịch sử 5000 năm thành văn của họ điều đó chưa bao giờ hình thành cả. Trung Quốc sẽ không trở thành một nền dân chủ tự do; nếu làm được như vậy thì họ sẽ sụp đổ. Tôi hiểu Đặng Tiểu Bình khi ông ấy nói: nếu phải bắn 200.000 sinh viên, hãy bắn họ, bởi vì nếu không làm vậy Trung Quốc sẽ hỗn loạn thêm 100 năm nữa... Không có Đặng, Trung Quốc đã tan rã.

Nên đánh giá Tập Cận Bình như thế nào?

Tập Cận Bình - ông ấy có cuộc đời cam go hơn Hồ Cẩm Đào. Con đường không hề thuận buồm xuôi gió. Những trải nghiệm cuộc sống khiến ông ta cứng rắn. Viết về ông Tập, Lý Quang Diệu viết: “Ông ấy kín đáo – không phải theo nghĩa ông ấy sẽ không nói chuyện với bạn mà là ông ấy sẽ không tiết lộ những gì ông ấy thích và không thích. Trên gương mặt ông ấy luôn nở nụ cười dễ chịu, cho gì bạn có nói điều gì đó khiến ông ấy khó chịu hay không. Ông ấy có lý trí cứng rắn, hơn hẳn Hồ Cẩm Đào, người thăng tiến mà không hề trải qua những thử thách và đau khổ mà ông Tập đã phải chịu

  Đó là những gì mà Lý Quang Diệu đang lo ngại và dự báo về một đế quốc đang trỗi dậy, đang vươn lên trở thành số 1 trên thế giới; còn với quốc gia hiện đang là cường quốc số 1 thế giới thì sao? Tương lai của họ như thế nào?

Chương 2. Tương lai Hoa Kỳ

Các câu hỏi xoay quanh chương 2:

  • Liệu có phải Hoa Kỳ đang trong giai đoạn thoái trào?
  • Sức mạnh chính yếu của Hoa Kỳ là gì?
  • Điều gì khiến ông lo lắng về chính phủ Hoa Kỳ?
  • Điều gì khiến ông lo lắng về văn hóa Hoa Kỳ?
  • Phải chăng Hoa Kỳ có nguy cơ trở thành chân Âu?
  • Mỹ cần làm gì để duy trì địa vị bá chủ toàn cầu?

Liệu có phải Hoa Kỳ đang trong giai đoạn thoái trào?

- Hoàn toàn không. Hoa Kỳ đang trải qua một giai đoạn gập ghềnh với những khoản nợ và thâm hụt, nhưng tôi tin chắc rằng Hoa Kỳ sẽ không bị tụt hạng xuống vị trí thứ hai.

Theo Lý Quang Diệu: “Trong hai hoặc ba thập kỷ tới, Mỹ sẽ vẫn là siêu cường duy nhất. Hoa Kỳ là quốc gia năng động về kinh tế và mạnh về quân sự nhất trên thế giới.

“Nước này chính là động lực cho tăng trưởng toàn cầu thông qua sự cải cách, năng suất và sức tiêu thụ của mình.”

Hiện nay và trong vài thập niên tới, chính Hoa Kỳ sẽ giữ vai trò nổi bật trong việc định ra những quy tắc của cuộc chơi. Không có vấn đề lớn gì liên quan đến hòa bình và ổn định của quốc tế lại có thể giải quyết được mà không có vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ, và không một quốc gia hay nhóm nào có thể thay thế Mỹ làm cường quốc toàn cầu.

  Sức mạnh chính yếu của Hoa Kỳ là gì?

Những gì làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ trở nên nổi trội xuất phát từ 4 yếu tố nền tảng. Đó chính là:

- Văn hóa doanh nghiệp:

Người Mỹ có cách tiếp cận theo kiểu “Tôi làm được”. Người Mỹ tin rằng mọi việc đều làm được nếu có tiền, quá trình nghiên cứu và sự cố gắng. Các doanh nghiệp và nhà quản trị đều nhìn nhận rủi ro và thất bại là bản chất và là điều cần thiết cho thành công. Khi họ thất bại, họ tự đứng dậy và làm lại từ đầu.

Có thể nói hiện nay Mỹ sở hữu những doanh nghiệp hàng đầu thế giới: Tôi tin kinh tế Mỹ sẽ phục hồi... họ đi lên bằng Internet, Microsoft và Bill Gate và Dell...

- Nếu văn hóa phương Đông chúng ta đề cao tính cộng đồng, tính tập thể thì ở Mỹ vai trò của cá nhân lại là thượng tôn. Sự khác biệt này chính là yếu tố làm nên sức mạnh của Mỹ. “Đề cao vị trí của cá nhân trong xã hội”, điều này làm cho xã hội Mỹ cạnh tranh quyết liệt hơn, sắc bén hơn và thành tích cao hơn.Điều này đã khuyến khích tính sáng tạo rất cao trong xã hội Mỹ nhưng cũng chính yếu tố này làm cho văn hóa Mỹ rối loạn vì đề cao quyền cá nhân thái quá.

- Yếu tố thứ 3 làm nên sức mạnh của Hoa Kỳ, đó là: Khả năng Thu hút nhân tài tuyệt vời của quốc gia này. Người tài sẽ đổ tới Mỹ bởi vì người Mỹ nói tiếng Anh. Tiếng Anh làm cho việc thu hút nhân tài người nước ngoài trở nên dễ dàng.

  Ông nói: “Cho dù bạn là người Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc hay Triều Tiên thì người Mỹ đều để bạn làm việc cho họ ngay tại Mỹ và trong các tập đoàn đa quốc gia của họ ở nước ngoài”.

- Hoa Kỳ là một quốc gia vĩ đại không chỉ nhờ sức mạnh và sự giàu có của mình mà chủ yếu vì đây là quốc gia đi lên nhờ những ý tưởng tuyệt vời.

Điều gì khiến ông lo lắng về chính phủ Mỹ

- Các vị tổng thống có xu hướng trì hoãn không thực hiện các chính sách để hứa hẹn sau khi tái đắc cử. Cứ như vậy các vấn đề lớn như thâm hụt ngân sách, nợ nần và tỉ lệ thất nghiệp cao được đẩy từ chính quyền này sang chính quyền tiếp theo

- Lý Quang Diệu không cho rằng dân chủ nhất thiết sẽ dẫn đến phát triển. Theo ông những gì một đất nước cần là kỷ luật chứ không phải là dân chủ

- Tranh cử trở thành một cuộc thi về quảng bá và quảng cáo. Họ thậm chí còn không vận hành vì chính nước Mỹ.

Điều gì khiến ông lo lắng về văn hóa Mỹ

Văn hóa Mỹ nhiều điều hoàn toàn không thể chấp nhận được: súng ống, ma túy, tội phạm bạo lực... tính không ổn định, ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng, tóm lại là tình trạng sa sút của một xã hội dân sự. Việc mở rộng các quyền của cá nhân để ứng xử đúng đắn hay không đúng đắn tùy thích theo bản thân người ấy đã làm tổn hại đến xã hội có trật tự.

Các quyền thái quá của cá nhân làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng; và tội phạm thường xuyên thoát khỏi sự trừng phạt vì luật pháp bảo vệ các quyền con người một cách thái quá.

Hoa Kỳ cần làm gì để duy trì địa vị bá chủ toàn cầu?

Nếu Hoa Kỳ không giữ được vị thế của mình ở Thái Bình Dương, nó sẽ không thể là thủ lĩnh thế giới. Điều đó có nghĩa là Thái Bình Dương sẽ là nơi mà các cường quốc tranh giành vị thế. Thái Bình Dương chính là nơi tăng trưởng, là nơi khởi nguồn cho sức mạnh kinh tế toàn cầu.

Muốn vậy Mỹ không nên để xảy ra thâm hụt tài chính. Mọi người sẽ chuyển tài sản của họ ra và Hoa Kỳ sẽ rắc rối thực sự.

Hoa Kỳ là quốc gia hào phóng. Điều này hoàn toàn khác với quốc gia đang trỗi dậy hòa bình – Trung Quốc.

Trung Quốc là một quốc gia thực dụng. Có một thực tế là Trung Quốc chỉ quan tâm đến chính bản thân nước họ mà không quan tâm đến việc làm thay đổi thế giới.

Trong khi đó Hoa Kỳ là một cường quốc tốt bụng và hào phóng, họ chia sẻ của cải của mình để tái thiết lập một thế giới thịnh vượng hơn. Khi họ là cường quốc số 1 thế giới, họ cảm thấy có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới.

Chương 3. Tương lai quan hệ Trung – Mỹ

Chương III xoay quanh các vấn đề:

  • Liệu có chắc chắn sẽ xảy ra sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không?
  • Các chính sách và hành động của Hoa Kỳ cần điều chỉnh ra sao để giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc?
  • Hoa Kỳ cần tránh những chính sách và hành động gì khi giải quyết sự trỗi dậy của Trung Quốc?
  • Các chính sách và hành động của Trung Quốc cần điều chỉnh như thế nào để xác lập mối quan hệ hợp tác bền vững với Hoa Kỳ?

Lý Quang Diệu cho rằng: “Cạnh tranh giữa hai bên là điều tất yếu, nhưng xung đột thì không”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rằng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ hơn hẳn họ, và sẽ vẫn như vậy trong vài thập kỷ tới. Trung Quốc cần Hoa Kỳ, cần thị trường Hoa Kỳ, công nghệ Hoa Kỳ, cần gửi sinh viên tới Hoa Kỳ học phương pháp và phương tiện kinh doanh. Cuộc ganh đua giữa hai quốc gia sẽ được duy trì ở cấp độ cho phép Trung Quốc vẫn khai thác được Hoa Kỳ.

Chương 4. Tương lai Ấn Độ

Trong một cuốn sách khác với tựa đề “Châu Á trỗi dậy”, Lý Quang Diệu nhận định: thập kỷ tới sẽ là thập kỷ của các quốc gia châu Á và sự tăng trưởng thế giới sẽ tập trung ở khu vực này. Trong đó nổi bật lên là Ấn Độ với tiềm năng lớn và khả năng có thể trở thành đối trọng với Trung Quốc tại khu vực này. Chương IV bàn về tương lai Ấn Độ.

Ông nói: Hàn Quốc quá nhỏ bé. Việt Nam cũng quá nhỏ. Đông Nam Á quá hỗn tạp. Bạn cần một ‘tay chơi’ lớn hơn để dữ cân bằng. Ai sẽ là đối trọng đây? Ai sẽ là nhân tố X tại châu Á? Có thể 100 - 200 năm nữa Mỹ sẽ không đủ khả năng thống trị châu Á nhưng Ấn Độ thì vĩnh viễn có mặt tại đây. Nếu Ấn Độ không trỗi dậy, châu Á sẽ bị nhấn chìm.

Vậy vấn đề đặt ra là:

  • Liệu Ấn Độ có vươn lên thành một cường quốc, và nếu như vậy, thì vào thời điểm nào?
  • Hệ thống chính thể dân chủ của Ấn Độ tạo ra những hạn chế gì cho những triển vọng lâu dài của họ?
  • Nền văn hóa Ấn Độ tạo ra những hạn chế gì cho triển vọng lâu dài của họ?
  • Sức mạnh kinh tế hiện nay của Ấn Độ là những gì?
  • Những thách thức và thành tựu kinh tế lâu dài của Ấn Độ là gì?
  • Liệu Ấn Độ có thể là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc tại châu Á không?
  • Dự báo cho mối quan hệ Mỹ - Ấn là gì?

Đánh giá về vai trò của Ấn Độ trong khu vực và thế giới

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,2 tỷ người. Nền kinh tế Ấn Độ lớn thứ 11 thế giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ ba thế giới xét theo sức mua tương đương.

Ấn Độ là một quốc gia với sức mạnh to lớn chưa được khai phá. Có thể nói Họ là một chủ thể còn lớn hơn toàn bộ ASEAN cộng lại.

GDP của Trung Quốc cao gấp 3,5 lần Ấn Độ. Ấn Độ đang tăng trưởng với tốc độ bằng 2/3 của Trung Quốc. Ấn Độ là một quốc gia lớn, một đối trọng ở Ấn Độ Dươngchâu Á. Ấn Độ có thể lan tỏa sức mạnh vượt qua biên giới của mình xa hơn và tốt hơn Trung Quốc, nhưng không lo sợ rằng Ấn Độ có những ý định gây hấn.

Đánh giá về tiềm năng của Ấn Độ, Lý Quang Diệu cho rằng:

Tiềm năng của họ vẫn còn nguyên vẹn, chưa được tận dụng.

Khu vực tư nhân của Ấn Độ ưu việt hơn hẳn Trung Quốc. Các công ty Ấn Độ theo các quy tắc quản trị doanh nghiệp quốc tế và mang lại lợi nhuận cao hơn so với các công ty Trung Quốc. Và Ấn Độ có các thị trường vốn minh bạch và hiệu quả.

Ấn Độ có hệ thống ngân hàng và các thị trường vốn mạnh hơn Trung Quốc.

Ấn Độ có những con người rất có năng lực thuộc nhóm đứng đầu. Cụ thể: những người làm việc trong thung lũng Silicon ở Mỹ phần lớn đều là người Ấn Độ

Với vị thế quan trọng như vậy, thế nhưng nếu Ấn Độ không khắc phục được những hạn chế của mình, họ sẽ là ví dụ cho các cơ hội bị bỏ lỡ.

Theo Lý Quang Diệu tồn tại lớn nhất của Ấn Độ là:

  • Hệ thống cơ sở hạ tầng:

Ấn Độ có hạ tầng yếu kém. các rào cản hành chính. Khi Ấn Độ có hạ tầng đâu ra đấy, đầu tư sẽ đổ vào và họ sẽ bắt kịp rất nhanh.

  • Hệ thống giáo dục:

Sẽ là một điểm yếu xét về lâu dài. Chỉ có hơn một nửa lao động Ấn Độ hoàn thành bậc tiểu học, một sự thiếu sót rất lớn. Ấn Độ có nhiều trường đại học hạng nhất hoàn toàn độc lập như Viện Công nghệ Ấn Độ và Viện Quản lý Ấn Độ vẫn xếp hạng tốt nhất, còn không thể nào duy trì được những chuẩn mực cao ở nhiều trường đại học khác. Áp lực chính trị tạo ra hạn ngạch tuyền sinh dựa trên đẳng cấp hoặc các mối liên hệ với các đại biểu quốc hội.

  • Phân biệt đẳng cấp:

Chế độ đẳng cấp chính là kẻ thù của chế độ nhân tài. Một xã hội phong kiến trong đó việc bạn chào đời đã quyết định địa vị của bạn trong một trật tự tôn ti có sẵn. Trích: “tầng lớp trên của Ấn Độ thông minh và khôn ngoan chẳng khác gì ai bạn thấy trên thế giới... Nhưng họ vấp phải những trở ngại: trong hệ thống đẳng cấp của họ, nếu bạn là một người Bà la môn và bạn kết hôn với một người không phải Bà la môn, đẳng cấp của bạn sẽ bị tụt xuống, cho nên yếu tố di truyền của bạn bị đông cứng trong một đẳng cấp nhất định”. Như vậy, chỉ có 1 tầng lớp trong xã hội thông minh nhưng tiếc là đặc tính này lại không được nhân rộng.

  • Sự đồng nhất kém bên trong quốc gia:

Ngoài ra Ấn Độ với số dân đông sẽ là tiềm năng rất lớn nhưng đó không phải là một quốc gia thực sự. Thay vào đó, đây là 32 quốc gia riêng rẽ, nói 330 phương ngữ khác nhau.

  • Những thành kiến và lối mòn tư duy:

Trừ phi Ấn Độ thoát khỏi lối tư duy của mình, họ sẽ là một trường hợp về các cơ hội bị bỏ lỡ. Họ xem những doanh nhân Ấn Độ như là những kẻ cơ hội chỉ biết vơ vét tiền và không đem lại sự phồn thịnh cho đất nước, và càng tệ hơn nếu những doanh nhân đó là người nước ngoài. Tăng trưởng ngoạn mục của Ấn Độ nằm ở các dịch vụ công nghệ thông tin, vốn không tạo ra nhiều công ăn việc làm. Ngành công nghiệp của Ấn Độ vốn có thái độ hoài nghi đối với đầu tư nước ngoài và hướng nội về kinh tế.

  • Hệ thống chính trị:

Bất kỳ điều gì giới lãnh đạo muốn làm đều phải đi qua một hệ thống rất phức tạp ở TW, và sau đó thậm chí một hệ thống còn phức tạp hơn ở nhiều bang... điều đó làm cho việc ra quyết định rất khó khăn

Chương 5. Tương lai chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

Các câu hỏi xoay quanh chương 5:

  • Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tạo ra mối đe dọa gì cho phương Tây'?
  • Cội nguồn của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là gì?
  • Bản thân Hồi giáo đóng vai trò gì trong việc gây ảnh hưởng đến chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?
  • Các mục tiêu chính của những phần tử Hồi giáo cực đoan là gì?
  • Những nhân tố gì sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?
  • Những tín đồ Hồi giáo ôn hòa sẽ đóng vai trò gì trong cuộc đẩu tranh với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?
  • Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sẽ đe dọa an ninh toàn cầu trong bao lâu?

Chương 6. Bàn về sự tăng trưởng kinh tế quốc gia

Làm thể nào để Singapore đi từ thế giới thứ 3 lên thế giới thứ nhất chỉ trong một thế hệ; đâu là những động lực chính cho sự tăng trưởng và cạnh tranh của quốc gia và nhân công thời nay cần nắm vững những năng lực cốt lõi gì... là những vấn đề đặt ra trong chương này.

Với những thành công mà Singapore như ngày nay, Lý Quang Diệu chia sẻ những bí quyết của ông khi lãnh đạo đất nước Singapore

Bí quyết thứ 1. Đó là “chúng tôi tiếp nhận những ai đến với chúng tôi”. Chúng tôi cần người tài và chúng tôi chào đón họ. Cho dù bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn vẫn sẽ là chính bạn trên đất nước Singapore

Bí quyết thứ 2. Lý Quang Diệu chia sẻ là “chúng tôi luôn tìm kiếm sự khác biệt”. “Khi tôi mới bắt đầu, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Sing kiếm sống so với các nước láng giềng có nhiều tài nguyên, nhân lực và có diện tích rộng lớn hơn. Làm cách nào chúng tôi khác biệt được với họ. Họ không có những hệ thống sạch thì chúng tôi vận hành những hệ thống sạch. Pháp quyền của họ yếu thì chúng tôi bám chắc lấy pháp luật. Chúng tôi lấy được niềm tin và tín nhiệm của các nhà đầu tư. Hạ tầng đẳng cấp thế giới, tất cả đều được đào tạo bằng tiếng Anh. Giao thông liên lạc thuận lợi...”

Bí quyết 3: Pháp trị. Ở Singapore từ những điều nhỏ bé nhất cũng được điều chỉnh bởi luật pháp. Đó chính là những bí quyết làm nên một Singapore phát triển như ngày nay.

Đâu là động lực chính cho sự tăng trưởng và cạnh tranh quốc gia?

Động lực chính cho sự tăng trưởng và cạnh tranh quốc gia, không gì khác đó chính là Chất lượng nguồn nhân lực. Chính tư duy đổi mới, đầu óc kinh doanh, khả năng làm việc nhóm và đạo đức nghề nghiệp của một dân tộc mới đem lại lợi thế cạnh tranh sắc bén. Sức cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào 3 thuộc tính:

  - Tư duy đổi mới: tạo ra sản phẩm mới và những quy trình làm tăng giá trị = sức sáng tạo

  - Đầu óc kinh doanh: tìm ra cơ hội mới và chấp nhận mạo hiểm có tính toán: “Bất động là con đường chắc chắn đi tới diệt vong”

  - Trình độ quản lý.

Chương 7: Tương lai địa chính trị và toàn cầu hóa

Chương 8: Tương lai nền dân chủ

      • Vai trò của chính phủ là gì?
      • Vai trò của một nhà lãnh đạo là gì?
      • Một nhà lãnh đạo cần phải phản ứng ntn trước công luận
      • Những yêu cầu cho chế độ dân chủ là gì?
      • Những rủi ro của nền dân chủ là gì?
      • Sự cân bằng phù hợp giữa luật pháp và trật tự là gì?
      • Sự cân bằng phù hợp giữa cạnh tranh và bình đẳng là gì?

Trong những câu trả lời dưới đây, Lý Quang Diệu trình bày cốt lõi triết lý chính trị của ông cũng như những bài học thực tiễn từ vai trò lãnh đạo Singapore của ông.

Vai trò của chính phủ là gì?

Chỉ có một chính phủ hiệu quả và có năng lực mới có thể tạo ra khuôn khổ để người dân có thể thực hiện được nhu cầu của họ.   

Công việc của một chính phủ là … đưa ra những quyết định mạnh mẽ để có thể có được sự chắc chắn và ổn định trong các vấn đề của người dân.

Nghệ thuật của chính quyền là phát huy tối đa các nguồn lực hạn chế có sẵn cho quốc gia sử dụng.

Singapore tán thưởng một người dân nào đó không phải vì số tài sản mà họ sở hữu mà theo những đóng góp tích cực của họ cho xã hội.

Một chính phủ tốt được kỳ vọng không chỉ thực hiện và duy trì các chuẩn mực mà còn mở rộng và nâng cao chuẩn mực ấy.

Vai trò của một nhà lãnh đạo là gì?

- Tạo niềm tin cho người dân để họ sẵn sàng đứng lên hưởng ứng

- Lên kế hoạch và vạch ra con đường phía trước: “Không có một quân đội nào dù can trường, có thể chiến thắng khi vị tướng của họ yếu đuối”.

- Công việc của bạn với tư cách là nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng và khích lệ chứ không phải rêu rao những ý nghĩ cùng quẫn của mình. Bạn như vậy sẽ khiến người dân mất tinh thần.

Tuy nhiên, một thủ lĩnh chính trị phải vẽ ra được tầm nhìn tương lai cho dân mình, biến tầm nhìn thành chính sách, thuyết phục người dân tin, khích lệ họ giúp mình triển khai chính sách ấy.

- Chú trọng đến thế hệ kế cận“Bằng việc giao quyền lực ngay khi chúng tôi còn tỉnh táo và vẫn đang toàn quyền, chúng tôi có thể đảm bảo rằng những người kế tục mình có những đức tính cơ bản để được giao phó quyền lực. sẽ là vô hiệu quả nếu tham quyền cố vị và tranh giành quyền lực từ chúng tôi khi chúng tôi đã yếu. Khi đó chúng tôi sẽ không có tiếng nói gì với người kế tục mình”.

Như vậy, theo Lý Quang Diệu, chúng ta nên lựa chọn đội ngũ kế cận và trao quyền ngay từ khi chúng ta đang đương nhiệm và tiếng nói vẫn còn có giá trị để có thể dẫn dắt và điều chỉnh đội ngũ kế cận đó.

Dân chủ - những rủi ro

Hiện nay Singapore vẫn thực hiện chế độ bầu cử một lá phiếu tuy nhiên ông không đồng tình với hình thức bầu cử này. Bởi với ông độ tuổi phù hợp để bỏ phiếu là từ 40 – 60, những người này họ có độ chín và nhận thức nhất định, họ sẽ cần có 2 lá phiếu để bầu cho cả con cái họ.

Chương 9. Lý Quang Diệu tư duy như thế nào?

Từ tư duy của ông Lý, chúng ta có thể học tập được những gì?

 “Một trong những thực tế của cuộc sống là không bao giờ có hai thứ gì ngang bằng nhau dù về độ nhỏ hay độ to”

Chúng ta muốn một xã hội công bằng. Nhưng trong tư duy của chúng ta, chúng ta phải thừa nhận rằng con người không bao giờ công bằng về thể lực, trí lực, động cơ, sự cống hiến và năng lực bẩm sinh

Quan điểm về hệ thống chính trị

Tôi tin rằng những gì một đất nước cần để phát triển là kỷ luật chứ không phải dân chủ.Dân chủ dẫn tới những điều kiện vô kỷ luật và thiếu trật tự rất có hại cho sự phát triển.

Quan điểm về việc vận hành chính phủ

    • Công việc tuyển dụng nhân tài vào hệ thống công không thể vận hành bằng việc trả lương thấp (như các quốc gia thế giới thứ ba thường làm), đòi hỏi họ hi sinh vì nhiệm vụ phục vụ công chúng, lợi ích của đất nước. Một hệ thống chính phủ kém nhưng có những con người giỏi giang thì người dân vẫn có một chính phủ tạm ổn với mức tiến bộ kha khá.
    • Bồi dưỡng một thế hệ ở trên đỉnh của xã hội là rất cần thiết sao cho thế hệ ấy có đủ phẩm chất cần thiết để dẫn dắt và đem lại cho người dân cảm hứng và động lực để đi tới thành công. Nói tóm lại, chính là tầng lớp tinh hoa… Tất cả những người có tiềm năng phát triển rực rỡ phải được như vậy. Đó chính là mũi nhọn trong xã hội, những con người để gửi gắm tốc độ tiến bộ của chúng ta.
    • Không có cách nào để vận hành một đất nước tốt hơn là dùng người giỏi nhất cho công việc khó khăn nhất.

Để có một chính phủ tốt bạn phải có những người tốt để vận hành chính phủ đó. Một đất nước cho dù có thiết chế tốt nhưng không có người giỏi để vận hành bộ máy đó thì đất nước đó không bao giờ thành công. Chẳng hạn Anh và Pháp đã viết hơn 80 bản hiến pháp cho các thuộc địa khác nhau nhưng không phải nước nào cũng thành công.

Ý tưởng về tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương

Trung Quốc thu hút các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc vào hệ thống kinh tế của họ bằng thị trường khổng lồ và sức mua ngày càng tăng. Họ sẽ mở rộng các mối quan hệ kinh tế của mình với Đông Á và trao cho khu vực này thị trường 1,3 tỉ người tiêu dùng của họ. Có thể ngoại suy rằng cần thêm 10, 20 năm nữa và họ sẽ là quốc gia xuất nhập khầu hàng đầu của tất cả các nước Đông Á.

Hoa Kỳ nên thành lập khu vực mậu dịch tự do ở Đông Á để ngăn cản Trung Quốc và hạn chế sự phụ thuộc của các quốc gia vào nền kinh tế này.

Quan điểm về ý thức của lực lượng lao động

Nhân công của tương lai phải phụ thuộc nhiều hơn vào kiến thức và kỹ năng của chính mình.

Họ phải có tính kỷ luật đủ để suy nghĩ độc lập và tìm cách vươn lên mà không cần có ai theo sát sau lưng. Họ phải mạnh dạn và cải tiến, luôn tìm kiếm những cách thức mới mẻ để làm việc, tạo ra giá trị gia tăng, lợi ích gia tăng.

Tình trạng sợ bị các đồng nghiệp ghét bỏ vì làm việc tốt sẽ không thể khuyến khích được thành tích cao.

Quan điểm về tuyển dụng nhân tài

Bất kỳ ai gia nhập với chúng tôi, là một phần của chúng tôi. Chúng tôi cần người tài, chúng tôi đón nhận họ. Đó là đặc trưng mang tính định nghĩa của chúng tôi¸

Quan điểm về học ngoại ngữ

Ai đó muốn thành công, họ sẽ cần nắm vững tiếng Anh. Bởi vì đó là ngôn ngữ của kinh doanh, khoa học, ngoại giao và học thuật.

Chương 10. Kết luận

 

 

                                          Người thực hiện: ThS. Nguyễn Đoàn Đoan Trang

                                         Khoa Nhà nước và Pháp luật

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: