Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.795.347
Hôm qua:1.221
Hôm nay:1.174

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Giới thiệu sách, tác phẩm

Biện chứng của tự nhiên

10:31 | 21/03/2018 3434

Giới thiệu tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph. Ăngghen

Chúng ta đang sống ở thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 thuộc thiên niên kỷ thứ 3 (2017) và nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu môi trường tiếp tục xấu đi như hiện nay thì có khả năng nhân loại sẽ không chứng kiến hết thiên niên kỷ thứ 3 này. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, cùng với quá trình phát triển kinh tế mà trước hết là phát triển công nghiệp, con người đã chinh phục tự nhiên một cách thái quá và phiến diện, hậu quả của quá trình đó là môi trường sống bị phá hoại. Cho nên, môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Hơn nữa, gần đây, qua các phương tiện thông tin, chúng ta nghe, thấy các nhà nghiên cứu, quản lý đề cập rất nhiều đến vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng này.

Chính vì vậy, nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên không chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà nó là vấn đề chung của các quốc gia trên thế giới, là một trong những vấn đề toàn cầu hiện nay.

Trước thực tế đó, chúng ta thấy rằng những tiên đoán khoa học vượt trước thời đại của Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên vẫn giữ nguyên giá trị và có ý nghĩa vô cùng to lớn và việc nghiên cứu, quán triệt tư tưởng đó trong quá trình phát triển là vô cùng cần thiết, làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề môi trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quyết định sự tồn tại và chất lượng sống của nhân loại.

Tác phẩm này của Ăngghen được in trong tập 20 của bộ sách C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1994 từ trang 457 đến trang 825.

1. Nội dung của tác phẩm

Những nội dung cơ bản của tác phẩm đó là:

- Quan niệm về phép biện chứng

- Các hình thức vận động của vật chất

- Vấn đề sự sống và sự hình thành con người

- Hệ thống cân bằng động: con người - xã hội - tự nhiên

- Mối quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên

Tác giả đi sâu nghiên cứu nội dung thứ tư: Hệ thống cân bằng động: con người - xã hội - tự nhiên với trọng tâm chủ yếu đó là Những tiên đoán của Ph.Ăngghen về thảm họa từ thiên nhiên.

Từ những năm 80 của thế kỷ XIX, Ăngghen đã nói đến sự “trả thù của tự nhiên” đối với loài người rằng: “Chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” (C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia,1994, tr.284). Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà loài người đã quên đi những lời cảnh tỉnh đó.

Trên thế giới, chúng ta đã chứng kiến không ít lần sự “trả thù” của tự nhiên, đó là:

+ Năm 2015: được coi là năm nóng kỷ lục với các đợt nắng nóng đã gây ra cái chết cho hơn 5.000 người; hơn 3.000 người thiệt mạng tại Ấn Độ và Pakistan khi nhiệt độ tăng cao tới trên 480C; tại Nepal, trận động đất với 7,3 độ richter vào tháng 4 đã khiến hơn 9.000 người bị thiệt mạng, phá hủy hơn 500.000 căn nhà, khoảng 8.000 trường học1; các vụ cháy rừng tại Indonesia là một trong những thảm họa sinh thái lớn nhất thế kỷ 21 - đã phá hủy 21.000km2 diện tích rừng và gây ra 50.000 ca bệnh về hô hấp, thải vào môi trường 1,62 tỷ tấn cácbon và gây thiệt hại 4,27 tỷ USD; vụ lụt tại Chennai - Ấn Độ vào cuối năm đã làm chết 280 người, ảnh hưởng đến 50.000 người có thu nhập thấp và gây thiệt hại 3 tỷ USD2

+ Năm 2016: Động đất 6,4 độ richter ở Đài Loan ngày 06/02 làm 117 người thiệt mạng; Động đất 7,3 độ richter ở Nhật Bản ngày 15/4 làm 40 người chết; động đất 7,8 độ richter ở Ecuado ngày 16/4 làm 650 người chết, 12.500 người bị thương, 7000 ngôi nhà bị phá hủy; động đất 6,2 độ richter ở miền Trung nước Ý ngày 24/8 làm 300 người chết, 4000 người mất nhà cửa; lụt ở Trung Quốc vào tháng 6 đã làm 180 người thiệt mạng; lụt ở bang Louisiana, Mỹ vào tháng 8 đã làm 13 người thiệt mạng, 30.000 người phải sơ tán, 60.000 ngôi nhà bị phá hủy, ước tính thiệt hại khoảng 2 tỷ USD; bão Meranti tháng 9 đã làm 01 người chết và 44 người bị thương; bão Matthew tháng 10 đã làm khoảng 1.034 người chết, ước tính thiệt hại khoảng 10,5 tỷ USD; cháy rừng ở Canada vào tháng 5 làm 600.000ha rừng bị thiêu rụi, 80.000 người dân phải sơ tán3...

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ y tế, hàng năm cả nước ta có gần 200.000 người bị bệnh ung thư mới phát hiện và có 70.000 người chết vì căn bệnh này, trung bình mỗi ngày có 205 người chết vì bệnh ung thư. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bệnh ung thư ngày càng gia tăng, theo đánh giá tổng hợp của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường là do môi trường sống ngày càng xuống cấp nghiêm trọng4.

Trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam, rất nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do không quan tâm đến bảo vệ môi trường, điển hình như: Công ty Vedan Việt Nam gây ra 80 - 90% ô nhiễm cho sông Thị Vải, tỉnh Đồng Nai; Công ty Miwon xả nước thải vượt chuẩn kỹ thuật trên 10 lần; Công ty Mía đường Hòa Bình xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông Bưởi, làm cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân; Công ty Formosa Hà Tĩnh là doanh nghiệp gây ra thảm họa môi trường lớn nhất tại Việt Nam trong nhiều năm qua, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và hậu quả xã hội để lại đằng sau đó còn gấp hơn rất nhiều lần mà chúng ta đã nghe rất nhiều qua các phương tiện thông tin.

Có thể nói, vấn đề môi trường trên thế giới nói chung, ở nước ta nói riêng hiện nay rất phức tạp và cấp bách. Trước tình hình ấy, những tư tưởng của Ph.Ăngghen, một mặt, giúp chúng ta có phương hướng hợp lý để vừa khai thác, sử dụng thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội, vừa xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên, coi “tự nhiên như người mẹ”, môi trường sống, là “thân thể vô cơ” của mình. Nói khác đi, chúng ta cải tạo giới tự nhiên nhưng đừng phá vỡ hệ thống cân bằng động: con người - xã hội - tự nhiên.

Vận dụng tư tưởng này của Ph.Ăngghen, trong phát triển, chúng ta cần quan tâm đến phát triển bền vững, trong đó có bền vững về mặt môi trường.

2. Ý nghĩa của tác phẩm

- Thứ nhất, phép biện chứng duy vật được Ăngghen trình bày trong tác phẩm là công cụ để chúng ta nhận thức và cải tạo thế giới. - Thứ hai, những dự báo của Ăngghen về thảm họa của thiên nhiên là cơ sở để Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đều phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. Ngày nay được gọi với thuật ngữ “phát triển bền vững”.

3. Kết luận

Bên cạnh một số luận điểm không còn phù hợp với ngày nay như vấn đề sự sống… nhưng nhiều tư tưởng của tác phẩm vẫn còn giá trị như: phép biện chứng với 2 nguyên lý, 3 qui luật và 6 cặp phạm trù; vấn đề sự sống; nguồn gốc loài người; hệ thống cân bằng động con người - xã hội - tự nhiên… trong đó, quan trọng nhất là những dự đoán thiên tài về thảm họa của thiên nhiên.

Thực tiễn cho thấy, con người thông qua hoạt động sản xuất đã tác động đến môi trường, nếu sự tác động này có giới hạn và con người biết bảo vệ môi trường tự nhiên thì mối quan hệ này sẽ bền vững. Ngược lại, nếu con người đối xử “tàn nhẫn” với tự nhiên thì chắc chắn con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả không thể lường hết được.

Tác phẩm đã khép lại nhưng những dự đoán thiên tài của Ph.Ăngghen về thảm họa của thiên nhiên đối với con người làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Thiết nghĩ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay mà Việt Nam chúng ta là một trong những nước chịu ảnh hưởng không nhỏ thì việc quán triệt tư tưởng của Ph.Ăngghen trong quá trình phát triển là rất cần thiết, phát triển nhưng không làm phương hại đến lợi ích của các thế hệ tương lai và chúng ta đừng bao giờ quên những lời cảnh báo này của Ăngghen cách đây hơn một thế kỷ./.

Người thực hiện: NCS. Nguyễn Nữ Đoàn Vy

         Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo:

  1. http://tuoitre.vn
  2. http://khoahocphattrien.vn
  3. Nguồn: vtv.vn  
  4. http://tuoitre.vn

 

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: