Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.796.642
Hôm qua:1.174
Hôm nay:1.127

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

VẬN DỤNG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG VÀO GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ “XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM” TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

14:20 | 29/08/2022 760

ThS. Trần Thị Hồng Hạnh

 Giảng viên khoa Xây dựng Đảng

Xây dựng, phát triển văn hóa, con người ngày càng trở thành vấn đề vô cùng quan trọng và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước. Thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cùng với dấu ấn của Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra ngày 24 tháng 11 năm 2021 đã khẳng định quyết tâm và nỗ lực rất cao của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với công cuộc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Quán triệt tinh thần Đại hội XIII của Đảng, giảng viên tiếp tục tiếp thu phương hướng phát triển văn hóa, con người đã được tái khẳng định trong văn kiện lần này, đồng thời cập nhật, bổ sung những điểm mới. Trong phạm vi bài viết, giảng viên chia sẻ sự vận dụng cụ thể những nội dung mới trong văn kiện vào giảng dạy chuyên đề “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam” thuộc chương trình Trung cấp lý luận chính trị; đó cũng là một trong những giải pháp thiết thực góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

1. Giới thiệu khái quát về chuyên đề “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam” trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị

Chuyên đề “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người” là bài 3 môn Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị. Đây là chuyên đề cũ (đã có ở chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính trước đó) nhưng được bổ sung, phát triển mới (ở tên chuyên đề và kết cấu nội dung, thời lượng) trong giáo trình được xuất bản vào quý III năm 2021.

Về tên chuyên đề, đổi từ tên “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” thành “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam”.

Về thời lượng, từ 4 tiết thành 12 tiết (mỗi tiết 45 phút).

Về kết cấu, chuyên đề lần này có kết cấu cơ bản thay đổi so với chương trình cũ, gồm 3 nội dung lớn: 1. Lý luận chung về xây dựng, phát triển văn hóa, con người; 2. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong bối cảnh và trước yêu cầu, nhiệm vụ mới; 3. Quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay.

2. Vận dụng nội dung Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào giảng dạy chuyên đề “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam” trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị

Chuyên đề “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam” có vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, định hướng tư tưởng cho học viên. Về kiến thức:cung cấp cho học viên cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện nay cùng hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người; về kỹ năng, giúp học viên nâng cao kỹ năng tổng kết thực tiễn, năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người; về tư tưởng, giúp học viên thấy được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người; tin tưởng vào đường lối xây dựng, phát triển văn hóa, con người của Đảng.

Trong các văn bản trích dẫn, ngoài những nghị quyết chuyên đề về văn hóa, đặc biệt là hai nghị quyết chuyên đề thời kỳ đổi mới là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, giảng viên đặc biệt chú trọng vận dụng trích dẫn văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bởi tính định hướng về đường lối, quan điểm của Đảng, tính thời sự và tính khoa học cao do được nghiên cứu, sơ, tổng kết ở những phương diện và mức độ nhất định cả về thực tiễn và lý luận xây dựng, phát triển văn hóa, con người.

Điều lưu ý mà giảng viên đặt ra để vận dụng trích dẫn văn kiện Đại hội XIII của Đảng vào bài giảng hiệu quả là nghiên cứu, lựa chọn luận điểm phù hợp với từng đơn vị kiến thức trong giáo trình.

Thứ nhất, sau khi giảng xong nội dung 1.1. Khái niệm, giảng viên giảng mục 1.2. Vai trò của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội, giảng viên trước khi giảng mục này cần nhấn mạnh những luận điểm 1.2.1. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người góp phần kiến tạo nền tảng tinh thần cho đất nước, 1.2.2. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người góp phần tạo động lực, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước, 1.2.3. Xây dựng, phát triển văn hóa, con người góp phần khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩađược đúc kết dựa vào sự tổng kết lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong hơn 90 năm Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nói chung, sự nghiệp văn hóa nói riêng cũng như thực tiễn phát triển văn hóa, con người của các dân tộc trên thế giới; đồng thời khẳng định tính khoa học, nhân văn, tiến bộ, phù hợp với thời đại ngày nay của các luận điểm đó, không phân tích cụ thể bởi những luận điểm này sẽ được nêu lại và cần được phân tích cụ thể ở phần 3.1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng, phát triển văn hóa, con người trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai,ở mục 3.1. Quan điểm và 3.2. Nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam là 2 mục nội dung mà giảng viên lồng ghép, vận dụng, trích dẫn các luận điểm về xây dựng, phát triển văn hóa, con người của văn kiện Đại hội XIII của Đảng một cách tập trung nhất.

3.1. Quan điểmxây dựng, phát triển văn hóa, con người, giảng viên sẽ trích dẫn về phương hướng xây dựng, phát triển văn hóa, con người được đúc kết ở Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”[1] là quan điểm định hướng bao trùm, kế thừa có phát triển quan điểm Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (2014) về xây dựng, phát triển văn hóa, con người với 05 quan điểm chỉ đạo.

3.2. Nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, giảng viên sẽ trích dẫn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ở mục VII. Xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Thực ra, 06 nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam mà giáo trình trình bày là sự đúc rút từ văn kiện Đại hội XIII, cụ thể là trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, mục VII. Giảng viên có thể nêu khái quát 3 nhiệm vụ cơ bản xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam và khẳng định tính mới của những nhiệm vụ này: Một là, tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới được đặt ra một cách có hệ thống và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.Hai là,phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, màcốt lõi là làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội trở thành động lực, nguồn lực nội sinh cho phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; đồng thời phản bácquan điểm cho rằng Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cần bỏ cụm từ “nền tảng tư tưởng”, cứ lý thuyết nào đúng thì theo;Nhấn mạnh và cụ thể hóa yêu cầu: “Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý”[2];  “Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị”[3]. Ba là, phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam: Thuật ngữ “sức mạnh mềm”, “phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam” lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội XIII. Đảng xác định: các giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam đã trở thành cội rễ của sức mạnh mềm văn hóa dân tộc, là sức mạnh nội sinh, là nguồn lực và động lực to lớn của đất nước trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, cùng với Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, giảng viên cần thiết nêu thêm một số luận điểm trong các văn bản khác để khẳng định cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạch định đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người cũng như thể hiện sự quán triệt, cụ thể hóa quan điểm của Đảng bằng pháp luật, chính sách của Nhà nước.

- Giảng viên khẳng định vị trí, vai trò của văn hóa, con người và mối quan hệ giữa hai thành tố đó đối với sự phát triển, vai trò của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội đã được thể hiện trong Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể ở Hiến pháp: Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 khẳng định, vị trí và sức mạnh của một quốc gia – dân tộc luôn gắn liền với nền văn hiến – vốn là thành quả lao động sáng tạo, của khát vọng và bản lĩnh mà tạo thành; quy định cụ thể về nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa và các quyền văn hóa của con người ở Chương III, Điều 60; quy định trách nhiệm của Nhà nước ở Chương I, Điều 3.

Ngoài ra, giảng viên cần nêu đến nay đã có khoảng 12 Luật về xây dựng, phát triển văn hóa, con người (Báo chí, Di sản văn hóa, Xuất bản, Sở hữu trí tuệ, Điện ảnh, Du lịch, Thể dục thể thao, Phòng chống bạo lực gia đình, Quảng cáo, Tín ngưỡng tôn giáo, Thư viện, An ninh mạng).

- Giảng viên cần thiết nêu ý nghĩa của Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 3 để khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp này cũng như sự quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về lĩnh vực văn hóa, con người.

Tóm lại, quan điểm Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Phát triển con người toàn diện và xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sực mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Để hiện thực hóa những định hướng, mục tiêu phát triển sự nghiệp văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn tới cần triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam một cáchđồng bộ và rộng khắp nhưng có trọng tâm, trọng điểmtrên các mặt, lĩnh vực nghiên cứu, học tập, giảng dạyvà đời sống nhân dân.

---------------------------

 

Chú thích:

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập II, tr 330.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t. 1, tr.143.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB.Chính trị quốc gia Sự thật, tập 1, tr.144.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB.Chính trị quốc gia Sự thật, tập 1, tr.262.

Tài liệu tham khảo:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, NXB.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, NXB.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị, Kết luận số 76-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 04/6/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

[1]4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập I, II.

 

[1]

[2]

[3]

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: