Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.799.661
Hôm qua:1.127
Hôm nay:230

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

HÀNH TRANG CHO CON ĐƯỜNG "TÂY DU" CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH-HỒ CHÍ MINH

10:12 | 23/06/2021 1463

ThS. Hà Vũ Phương Cầm

                                                                    Khoa Lý luận Cơ sở

 

          Khi cả dân tộc đang đắm chìm trong đêm dài nô lệ, chưa tìm thấy lối ra cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thì ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), Pháp.

          Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh rời xa Tổ quốc, bắt đầu một cuộc hành trình dài, tìm đường cứu nước.

          Hành trang Người mang theo, cái đặt nền móng vững chắc để Nguyễn Tất Thành –Hồ Chí Minh vững bước trên con đường "Tây du" của mình trước hết, đó là giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nổi bật là lòng yêu nước-chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu nước đó không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất tinh thần, mà đã phát triển thành một chủ nghĩa – chủ nghĩa yêu nước và nó được xem là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất đứng đầu bảng giá trị văn hóa – tinh thần Việt  Nam.

Chính chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, dám dấn thân cho con đường cách mạng đầy gian khó, tìm sức sống mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc-giải phóng đồng bào mình. Đó cũng là động lực tư tưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời. Người đặt cho mình tên Nguyễnn Ái Quốc-Nguyễn yêu nước, để luôn nhắc nhở, cổ vũ bản thân và cổ vũ quốc dân đồng bào. Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin mà sau này Người đã nêu “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế ba”1

Thứ hai, Nguyễn Tất Thành- Hồ Chí Minh đã trang bị cho mình một vốn kiến thức Hán học và Quốc học cùng lúc đó, Người cũng đã bước đầu nhận biết và tiếp thu văn hóa phương Tây khi ngồi ghế học các trường tiểu học Vinh, tiểu học Đông Ba (Huế), Tiểu học Quy Nhơn ( Bình Định) và trường Quốc học Huế.

Những kiến thức Hán học mà Người tiếp thu được đã để lại những dấu ấn sâu sắc về tư tưởng tình cảm đồng thời nó cũng giúp Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh trong những ngày tháng theo cha, nghe và hiểu được những buổi bình đọc “tâm thư”, những cuộc trao đổi, bàn luận của ông cha về con đường cứu nước. Người có sự trăn trở suy nghĩ về những lời bàn luận của cha và các sĩ phu. Người mang theo suy nghĩ về lời bàn của Ông nghè Nguyễn Quý Song với các sĩ phu tại quê nhà: “Muốn đánh Pháp, muốn hiểu Pháp thì phải học chữ Pháp”2  hay là  sau này, khi trả lời nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông về ý định xuất dương, Hồ Chí Minh nói rõ hơn: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao,tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”3. Đây là một điều trăn trở mà người mang theo trên hành trình cứu nước của mình.

Thứ ba, khi ra đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20, Hồ Chí Minh đã được dân tộc, quê hương và gia đình trang bị cho một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giúp Người phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Cần phải nhận thức đúng đắn rằng, Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh rất khâm phục những người đi trước, đó là những tấm gương về nhiệt huyết chống giặc cứu nước. Trong mấy chục năm đầu thế kỷ XX, ai có thể so sánh được với Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh. Nhưng Hồ Chí Minh đã không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Khi đó, tức là trước khi xuất dương, Người đã nhận xét về giải pháp nhằm giải phóng dân tộc của các bậc tiền bối. Đó là đuổi Pháp bằng khởi nghĩa vũ trang của cụ Hoàng Hoa Thám: Oanh liệt nhưng thất bại vì “nặng cốt cách phong kiến”. Đó là giải pháp của cụ Phan Bội Châu, cầu viện người “anh cả da vàng” Nhật Bản để đuổi Pháp “Chẳng khác gì đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”. Đó là giải pháp “ỷ Pháp cầu viện”, mong chờ kẻ đang thống trị dân tộc mình tiến hành những cải cách của cụ Phan Châu Trinh là “mong địch rủ lòng thương”. Chắc hẳn lúc bấy giờ,  Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh chưa thể có một nhận thức khoa học, nhưng Người chọn con đường ra nước ngoài, sang phương Tây để khảo nghiệm. Đây là một quyết định dũng cảm, sáng tạo. Đó là sự khướt từ cái sai để đi tìm cái đúng; là từ bỏ cái lỗi thời để đi tìm cái tiên tiến phù hợp với thực tiễn dân tộc và thời đại. Những khái niệm tự do, bình đẳng, bác ái nó đang rất xa lạ và mơ hồ với phương Đông lúc bấy giờ và nó cũng trái ngược với những gì đang diễn ra hằng ngày hằng giờ dưới mũi súng và gót giày của chủ nghĩa thực dân. Tự do, bình đẳng, bác ái những mỹ từ đầy quyến rủ với một con người luôn muốn khám phá như Hồ Chí  Minh, thì việc chọn sang Pháp là một ý định có từ rất sớm.  Người kể “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái...Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”4.

Với hành trang như thế Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đã chọn con đường "Tây du" đầy mới lạ, con đường này đã mở thêm một trang lịch sử đẹp đẽ và đầy tự hào cho dân tộc Việt Nam. Con đường này đã từng bước đưa Nguyễn Tất Thanh- Hồ Chí Minh từ khát vọng tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm được con đường cứu nước đúng đắn: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

 

 

Chú thích:

1.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia,Hà Nội,2000,t.10,tr.128

2. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh ủy Ngệ An: Những mẩu chuyện về thời niên thiếu của Bác Hồ,Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.61

3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Viện Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 2006,t.1,tr.41

4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia,Hà Nội,2000,t.1,tr.477.

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: