Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.817.429
Hôm qua:892
Hôm nay:294

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ TỔ CHỨC THI VẤN ĐÁP CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

16:34 | 14/04/2021 1602

                                                ThS. Trần Văn Lịch

                                                Khoa Lý luận cơ sở

       Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với học viên là một nội dung quan trọng trong công tác giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng của trường Chính trị thành phố Đà Nẵng. Hoạt động này góp phần giúp giảng viên đánh giá được trình độ kiến thức, khả năng tư duy, vận dụng thực tiễn của học viên sau một thời gian học tập, qua đó giúp học viên củng cố, mở rộng những tri thức để có thể áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tiễn. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá kết quả thì bản thân giảng viên cũng nhìn nhận lại kết quả hoạt động của mình khi trực tiếp tham gia giảng dạy, truyền thụ tri thức trên lớp.

       Theo Quy chế quản lý đào tạo của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định 2252/QĐ-HVCTQG ngày 02/5/2019 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính có các hình thức thi như: tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp. Mỗi hình thức thi đều đánh giá được khả năng tiếp nhận kiến thức của học viên. Riêng với hình thức thi vấn đáp sẽ đánh giá được chất lượng kiến thức của học viên và đánh giá đúng khả năng vận dụng kiến thức thực tiễn của học viên.

Mỗi môn học khi đã lựa chọn hình thức thi vấn đáp, căn cứ vào kế hoạch, các khoa chủ động xây dựng bộ câu hỏi thi, gửi đến học viên ngay từ đầu môn học để học viên chủ động theo dõi, nghiên cứu các câu hỏi; giảng viên trong quá trình giảng dạy cũng có thể gợi mở một số nội dung kiến thức cho học viên theo hệ thống các câu hỏi… Kết quả thi của mỗi học viên sẽ phản ánh đúng về năng lực và việc tự học của học viên. Thông qua thi vấn đáp giúp học viên rèn luyện kĩ năng suy luận, thuyết trình, am hiểu lý luận, biết dùng kiến thức lý luận gắn với thực tế địa phương và đất nước.

Để tổ chức thực hiện thi vấn - đáp đạt kết quả tốt, giữa giảng viên và học viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Đối với giảng viên:

- Cần nghiên cứu kỹ những kiến thức cơ bản của toàn bộ môn học, bài học, trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ trợ có liên quan.

- Phải hiểu, nắm chắc kiến thức để có thể đánh giá được kết quả phần trả lời của học viên.

- Chuẩn bị các câu hỏi phụ với dung lượng kiến thức phù hợp để học viên làm rõ và trả lời được.

- Khi cần nghiên cứu thêm về đối tượng học viên (thông qua danh sách học viên với lý lịch trích ngang về nghề nghiệp, chức vụ, địa phương), giảng viên có thể đưa ra các vấn đề trao đổi mang tính gợi mở, để học viên cung cấp thêm nội dung kiến thức thực tế của ngành, địa phương nơi học viên công tác.

- Giảng viên cần có thái độ nghiêm túc nhưng cũng phải hết sức ân cần, kiên nhẫn lắng nghe, tạo không khí thoải mái, tự tin cho học viên sẵn sàng trả lời câu hỏi vì trong thực tế có học viên mặc dù có kinh nghiệm và vị trí công tác nhưng khi bước vào kỳ thi có tâm lý lo sợ, lúng túng nên trả lời câu hỏi không rõ, chưa sát với nội dung

+ Đối với học viên:

- Môn thi vấn đáp có 10 hoặc 20 câu tùy theo khối lượng môn học, mỗi đề thi có 2 câu. Học viên cần biết các câu hỏi thuộc bài nào, phạm vi kiến thức?

- Thời gian dành cho học viên chuẩn bị học và thi không nhiều, vì vậy học viên nên học theo cách hiểu bài và vận dụng vào thực tế thì sẽ nhớ nhanh và lâu.

- Mỗi học viên tự xác định cho bản thân một thái độ nghiêm túc, không nên suy nghĩ đơn giản cho rằng đó là một kỳ thi chỉ cần qua là đủ, hoặc chỉ học 1-2 câu tủ nếu không qua thì thi lại.

- Trong quá trình ôn thi học viên có thắc mắc nên hỏi giảng viên hoặc tham khảo học viên khác về kiến thức.

- Khi trả lời câu hỏi, học viên phải tự tin trả lời, tránh nói ậm ừ, nói nhỏ; mắt cần nhìn thẳng người đối diện, không nên cúi mặt…

- Học viên nên trả lời tất cả những điều mình biết, kể cả khi nói sai, chưa chính xác thì cần lắng nghe gợi ý của giảng viên.

 

- Trong quá trình thực hiện việc thi vấn đáp, học viên cần bình tĩnh, tự tin và tránh tình trạng tranh luận kéo dài với giảng viên hỏi thi.

Để hoạt động thi vấn đáp diễn ra tốt, giảng viên và học viên cần chú trọng những vấn đề nêu trên. Thực hiện tốt hình thức thi vấn đáp cũng là cách để trường Chính trị thành phố Đà Nẵng từng bước đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: