Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.800.396
Hôm qua:1.127
Hôm nay:966

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

Ghi Nhận Từ Tọa Đàm Khoa Học Khoa Xây Dựng Đảng

14:15 | 05/10/2020 1363

Ghi Nhận Từ Tọa Đàm Khoa Học Khoa Xây Dựng Đảng

ThS. Phan Thị Mỹ Dung

Trưởng Khoa Xây Dựng Đảng

     Vận dụng kiến thức thực tiễn là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các bài giảng nói chung và bất cứ môn học khoa học xã hội nào. Đối với các môn học lý luận chính trị và chính trị thực tiễn, điều này càng hết sức cần thiết. Trong chương trình trung cấp lý luận chính trị-hành chính, môn học “Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội”, chiếm dung lượng khá lớn, gồm 14 chuyên đề, 68 tiết trong 504 tiết lý thuyết trên tổng thời lượng chương trình 1056 tiết. Đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta chính là sự vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào xem xét, giải quyết từng vấn đề của thực tiễn bao quát tất cả các lĩnh vực từ kinh tế-chính trị-văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại. Bên cạnh các nội dung chuyên đề tương ứng với các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, kết cấu chương trình dành thời lượng đáng kể cho các vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định chính trị-xã hội của một quốc gia, như: quyền con người, dân tộc, tôn giáo, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Vì thế, môn học “Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội” còn là môn thuộc khoa học chính trị tổng hợp. Kết cấu từng chuyên đề quan điểm, đường lối đều có các phần nội dung lớn: Cơ sở lý luận; cơ sở thực tiễn của quan điểm đường lối; mục tiêu, phương hướng giải pháp nhằm thực hiện tốt đường lối, chính sách đó.

     Từ đặc điểm môn học như trên cho thấy để đạt tới mục tiêu bài học, bài giảng yêu cầu rất cao khả năng kết hợp lý luận với thực tiễn. Ngoài kiến thức khoa học chính trị tổng hợp người giảng viên cần trang bị thì phương pháp, kỹ năng vận dụng, cách đưa thực tiễn vào bài giảng là vấn đề rất có ý nghĩa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này.

     Tuy nhiên trên thực tế việc vận dụng kiến thức thực tiễn làm rõ nội dung của từng quan điểm, chính sách trong các chuyên đề của môn học nhìn chung vẫn còn khá bất cập. Trước tình hình trên, nhằm tạo điều kiện để giảng viên cùng trao đổi, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn gặp phải cũng như giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn trong giảng dạy, nâng cao tính thực tiễn cho bài giảng phù hợp với đặc thù môn học, Khoa xây dựng Đảng tổ chức buổi toạ đàm.

     Mục đích cụ thể buổi tọa đàm hướng tới là trao đổi các nội dung sau:

     - Đặc điểm môn học Đường lối, chính sách và yêu cầu về phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng môn học.

     - Những thuận lợi, khó khăn trong nội dung phương pháp giảng dạy ở một vài chuyên đề cụ thể của môn học.

     - Bước đầu đề xuất giải pháp nhằm đưa thực tiễn vào lý luận, nâng cao tính thực tiễn bài giảng

     Tại buổi Toạ đàm có 07 tham luận được trình bày: Một số vấn đề đặt ra trong công tác giảng dạy môn học “Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội”; Góp phần dạy tốt hơn môn học “Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội”; Một số lưu ý về phương pháp khi tiến hành giảng dạy môn học Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội”; Vài trao đổi qua bài giảng Những vấn đề cơ bản về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay”; Khó khăn gặp phải, cách thức vận dụng, lợi ích mang lại từ việc giảng dạy gắn lý luận với thực tiễn ở môn “Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt nam về các vấn đề xã hội”; Kỹ năng triển khai nội dung mục I của chuyên đề “Mô hình tăng trưởng và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam.”.

    Ngoài trình bày các vấn đề chung như mục tiêu Toạ đàm hướng tới, một số tham luận, ý kiến phát biểu đề cập cụ thể nội dung luận điểm đồng thời nêu ví dụ minh hoạ cách đưa thực tiễn vào bài giảng.

     Tham luận và ý kiến phát biểu tại buổi toạ đàm xoay quanh các vấn đề sau:

     Thứ nhất, về đặc điểm môn học:

     Ý kiến tham luận nhận định: Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội” là môn học vừa dài về dung lượng, dày dặn về lý luận, đa dạng về lĩnh vực, vừa yêu cầu cao về tính thời sự. Nội dung môn học thể hiện rõ 3 tính chất: tính chính trị, tính tư tưởng, tính cập nhật. Từ những đặc điểm của môn học, các tham luận đề cập cách thức giảng dạy môn học/ bài học/ phần học sao cho hiệu quả, chất lượng. Cụ thể là:

     - Trong một chuyên đề, giảng viên cần chọn lọc nội dung lý luận nào (trọng tâm, có vấn đề cần làm rõ để khẳng định, tránh hiểu sai, hiểu nhầm, ví dụ: Làm rõ khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khái niệm hàng hoá,…) cần định hướng cho học viên về nhận thức về tư tưởng.

     - Không phải mọi nội dung lý luận trong bài đều phải dẫn chứng liên hệ thực tiễn.

     Thứ hai, thuận lợi, khó khăn của giảng viên khi giảng môn Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội”.

     Đối tượng học viên chương trình Trung cấp lý luận chính trị hành chính phần lớn có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn nên giảng viên có thể áp dụng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn để thu thập thêm thông tin thực tiễn về các vấn đề họ đang trực tiếp thực hiện trong công tác. Đó là một thuận lợi, tuy nhiên khó khăn giảng viên gặp phải khi giảng dạy môn học này là rất lớn:

     - Đội ngũ giảng viên hạn chế về kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, ít thông tin cập nhật về các lĩnh vực của đời sống xã hội trong lúc thực tiễn vận động không ngừng.

     - Khoa Xây dựng Đảng đảm trách bộ môn này song không có giảng viên được đào tạo chuyên ngành Xây dựng Đảng, ít được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm.

 

     - Nội dung phần thực trạng trong từng bài của Giáo trình thông tin cung cấp không đầy đủ, không cụ thể, ít cập nhật. Một vài nội dung lý luận trình bày mang tính hàn lâm, khó hiểu.

     - Nhận thức của đa số học viên về những vấn đề lý luận chính trị còn thiếu hệ thống, ít cập nhật.

     Ngoài ra còn có tác động của các yếu tố tâm lý học viên (thích tranh thủ làm việc riêng, mất tập trung khi nghe giảng, không hứng thú học tập,…) làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài giảng.

     Thứ ba, cách thức đưa kiến thức thực tiễn vào bài giảng:

     - Xác định trọng tâm bài giảng, lựa chọn luận điểm cần truyền đạt để chuẩn bị kỹ nội dung.

    - Chọn lựa dẫn chứng thực tiễn minh hoạ cho luận điểm (quan điểm lý luận) cần truyền đạt. Dẫn chứng thực tiễn phải đảm bảo tính tư tưởng, phù hợp và có tính điển hình gây ấn tượng cho người học.

     - Xây dựng giáo án, thiết kế nội dung, đưa các dẫn chứng minh hoạ làm rõ nội dung các luận điểm vào giáo án.

     Thứ tư, một số giải pháp nhằm nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng môn Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội

- Bản thân giảng viên: Tích luỹ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; nỗ lực nghiên cứu khoa học, cập nhật thường xuyên thông tin, số liệu, dự giờ học tập đồng nghiệp.

- Về phía khoa chuyên môn và lãnh đạo Nhà trường: Tiến hành đề tài khoa học cấp trường về phương pháp giảng dạy tốt môn học Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội”. Nâng cao chất lượng các sinh hoạt chuyên môn (dự giờ, thao giảng,) tạo diễn đàn, cơ hội để giảng viên học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của nhau.

     Tại buổi toạ đàm, phát biểu của đồng chí Lê Thị Mộng Hà- Phó Hiệu trưởng nhà trường đề cập các vấn đề sau:

-Trong điều kiện nhận thức về vai trò của nghiên cứu thực tiễn không chỉ là nhiệm vụ mà còn là chức năng của Nhà trường, thì chủ đề Hội thảo được Khoa lựa chọn rất thiết thực, đáp ứng yêu cầu giảng dạy lý luận chính trị nói chung và môn Đường lối chính sách nói riêng.

- Để thực sự vận dụng tốt kiến thức thực tiễn vào bài giảng, giảng viên trước hết cần lưu ý một số nội dung:

+ Nghiên cứu nắm được đặc điểm cấu trúc nội dung môn học (cách thức sắp xếp các phần, luận điểm) ở từng chuyên đề để xác định yêu cầu đưa thực tiễn minh hoạ trong bài giảng cả ở lý thuyết lẫn thực trạng.

+ Chọn điểm lý luận nào cần đưa thực tiễn vào để minh hoạ, làm rõ, không phải mọi nội dung lý luận đều cần dẫn chứng thực tiễn.

+ Cách thức đưa thực tiễn vào bài giảng, trong đó nhấn mạnh đến phương pháp chọn lọc số liệu, trích dẫn nguồn.

     Nhìn chung, trên tinh thần thẳng thắn, cầu thị, nội dung trao đổi ở các mức độ nông sâu khác nhau và còn nhiều vấn đề chưa có điều kiện trình bày, tuy nhiên buổi Toạ đàm đã đạt được kết quả nhất định, bước đầu xới xáo, gợi mở để các giảng viên trong Khoa có hướng đi sâu nghiên cứu thêm về phương pháp, kỹ năng vận dụng thực tiễn khi trình bày một vấn đề lý luận.

     Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, khoa Xây dựng Đảng dự kiến sẽ đưa chủ đề “Vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài giảng thuộc môn Đường lối, chính sách các lĩnh vực của đời sống xã hội” vào nội dung sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.

 

 

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: