Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.799.955
Hôm qua:1.127
Hôm nay:525

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

Một vài suy nghĩ về việc xây dựng đời sống văn hóa tại trường chính trị thành phố Đà Nẵng

22:39 | 01/12/2010 2387

Văn hóa là một lĩnh vực có nội hàm rộng, chứa đựng nhiều khía cạnh và bao quát tất cả các giá trị tinh thần của con người. Đây là vấn đề đang mang tính thời sự thiết thực, bởi từ quý I/ 2013 đến nay, nhiều địa bàn trên cả nước đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm (1998-2013) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Là một thành viên của trường Chính trị thành phố Đà Nẵng, tôi chỉ mong muốn được bàn đôi chút về việc xây dựng đời sống văn hóa tại nhà trường.

Văn hóa là một khái niệm phức tạp và khó xác định, song người ta thường dùng một định nghĩa như sau: Văn hóa là hoạt động nhằm phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ; là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị, những chuẩn mực xã hội, là môi trường thứ hai, cái nôi nuôi dưỡng sự hình thành nhân cách con người. Như vậy khi nào nói về văn hóa là lúc đó chúng ta đề cập đến tính chân, thiện, mỹ trong đời sống, và do đó, văn hóa không thể tách rời với đời sống con người, khi nói đến văn hóa là phải nói đến đời sống văn hóa.

Nếu nói lĩnh vực kinh tế tạo ra các yếu tố vật chất thì hoạt động văn hóa xây dựng nên những giá trị về tinh thần cho đời sống. Nội dung của xây dựng đời sống văn hóa bao gồm: Xây dựng con người có văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa và tạo ra các thiết chế văn hóa. Cả 3 yếu tố: con người, môi trường và thiết chế văn hóa đều có chung một hướng đích là tạo dựng và duy trì các giá trị tinh thần cao đẹp cho cuộc sống. Vì thế có thể nói, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng là tạo dựng, giữ gìn và phát huy toàn bộ những giá trị tốt đẹp về tinh thần như: đạo đức tốt, nếp sống văn minh, suy nghĩ hay, hành động tích cực, tình cảm đẹp, quan hệ đối xử thân thiện… Ở đâu có cộng đồng người sinh sống và làm việc thì tại đó đều có thiên hướng xây dựng đời sống văn hóa – Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển. Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính của một thành phố đáng sống thì không có lý do gì mà không xây dựng đời sống văn hóa, thì càng cần phải xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa cao hơn và điều đó phải được xem như là một chương trình – mục tiêu thiết yếu.

Theo tính chất, đặc điểm của nhà trường gắn với yêu cầu chung của phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì mục đích của việc xây dựng đời sống văn hóa, cơ quan đạt chuẩn văn hóa trường ta là:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, CNVCLĐ vững mạnh về chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp, đạo đức lối sống.

- Xây dựng đời sống văn hóa, thể thao, tinh thần lành mạnh, phong phú.

- Xây dựng các thiết chế văn hóa, tổ chức được nhiều hoạt động thu hút đông đảo người lao động tham gia.

- Góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị phát triển theo hướng bền vững, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa phải thật sự xuất phát từ tầm nhận thức và tính thiết yếu chứ không phải vì phong trào chung. Phong trào Xây dựng cơ quan văn hóa cần được chúng ta chú trọng, xem như công cụ hữu ích để xây dựng thương hiệu, hình ảnh của nhà trường và qua đó mỗi người cũng thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng. Phong trào Xây dựng cơ quan văn hóa với các nội dung cụ thể là rèn luyện chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ quản lý; thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi công sở, lề lối tác phong làm việc…cần được triển khai bằng nhiều hoạt động thiết thực thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục, vận động phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo", "Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng", đẩy mạnh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… Đồng thời với việc triển khai các phong trào, cần tổ chức hoạt động tổng kết, đánh giá, xem kết quả bình chọn là một trong những tiêu chí xét duyệt cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc, tạo nên động lực thúc đẩy sự phấn đấu của mọi người.

Để nhanh chóng đạt được các mục đích và thực hiện tổ chức tốt các hoạt động nói trên thì đòi hỏi tất cả cán bộ, giảng viên, CNVCLĐ Trường ta phải nỗ lực phấn đấu trên nhiều mặt; từ mỗi cá nhân cho đến tập thể; từ lãnh đạo đến các tổ chức đoàn thể, các khoa, phòng đều phải nhận thức và hành động đúng với chức năng và trách nhiệm của mình.

* Đối với Đội ngũ cán bộ, giảng viên, CNVCLĐ: Cần giữ vững quan điểm, lập trường chính trị; phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ; trau dồi đạo đức, rèn luyện tác phong; Thận trọng trong lời nói; chú ý trong hành động; giữ gìn mức độ trong vui chơi, sinh hoạt; nhiệt tình hưởng ứng các phong trào do nhà trường, đoàn thể và cấp trên phát động; … Không những trong trường mà còn cả ở ngoài đời sống xã hội, cần phải thể hiện đúng mực của người công dân thành phố Đà Nẵng – thân thiện, chất phát, vui vẻ, hòa nhã, cởi mở, chan hòa…

* Đối với lãnh đạo, quản lý nhà trường (Đảng, chính quyền): Cần có sự định hướng, đề ra các chủ trương, kế hoạch xây dựng cơ quan văn hóa phù hợp với điều kiện và tính chất hoạt động của nhà trường. Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể phát huy tốt vai trò của mình trong việc xây dựng cơ quan văn hóa. Đặt ra yêu cầu đối với các bộ phận khoa, phòng và toàn thể CB, CNVC – LĐ phải chấp hành triệt để chứ không làm qua loa, chiếu lệ khi thực hiện các chủ trương, kế hoạch hoạt động xây dựng cơ quan cơ quan văn hóa.  

* Đối với các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Hội CCCB, Chi đoàn Thanh niên): Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong suốt quá trình từ triển khai các hoạt động với nội dung cụ thể cho đến thực hiện, áp dụng, vận hành đồng bộ các giải pháp, các tiêu chí, tiêu chuẩn… Mỗi tổ chức đoàn thể đều phải phát huy tốt vai trò của mình trong việc xây dựng cơ quan văn hóa. Công đoàn có chức năng vận động, giám sát; Hội CCB cần làm tốt vai trò gương mẫu; Chi đoàn Thanh niên phải là lực lượng xung kích trên mặt trận văn hóa.

* Đối với lãnh đạo, quản lý các khoa, phòng: Tạo điều kiện thuận lợi, động viên và khuyến khích các thành viên trong đơn vị mình tham gia, thực hiện các phong trào xây dựng cơ quan, đời sống văn hóa.

Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi về việc xây dựng đời sống văn hóa, cơ quan văn hóa tại trường ta, rất mong được bàn luận cùng các đồng chí./.

Nguyễn Thị Lan

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: