Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.799.733
Hôm qua:1.127
Hôm nay:303

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

NHÂN KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 - MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ TÌNH TRẠNG GIÁO VIÊN NGHỈ VIỆC

13:43 | 18/11/2022 431

Ngô Thị Nguyệt Nga

Phó trưởng khoa Xây dựng Đảng

 

Nghề nhà giáo luôn được coi là một trong những nghề cao quý nhất trong xã hội. Thế nhưng, với thực trạng ngày càng nhiều giáo viên phải “dứt áo ra đi” vì nhiều lý do”… mối quan tâm làm gì và làm thế nào để các giáo viên có thể sống được với nghề, yêu quý và tôn trọng nghề đang là câu hỏi nhức nhối cho những người làm chính sách và cả xã hội hiện nay.

Nghề cao quý

Từ xưa đến nay, bất kể trong thời kỳ nào, nghề dạy học luôn được coi là nghề cao quý và được xã hội tôn trọng, vinh danh. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của người thầy – những người mở trí, khai tâm cho con người bằng câu nói: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hoá.” Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng sinh thời cũng nói “nghề dạy học là nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

Đất nước hoà bình, thống nhất, vượt lên bao vất vả, lo toan của cuộc sống thường nhật, hình ảnh người thầy vẫn hiện lên sáng ngời, kiên trì thắp lửa, truyền đạt tri thức, sưởi ấm tâm hồn thế hệ tương lai với những nghĩa cử cao đẹp “tất cả vì học sinh thân yêu”. Nhiều thầy, cô giáo đi theo tiếng gọi của Đảng, Nhà nước cũng là lương tâm, trách nhiệm không quản ngại nắng mưa, tình nguyện “cõng chữ lên non”, mang ánh sáng của con chữ đến với học sinh và kiến thức xây dựng kinh tế đến với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giúp họ vượt lên rào cản hủ tục, thoát khỏi cái nghèo, cái đói. Nhờ những tấm lòng cao cả ấy, đầy tình thương của các thầy cô đó mà nhiều người được đi học, thành đạt.

Sự hy sinh thầm lặng của họ thật cao cả và đáng trân trọng biết bao!

Và những gánh nặng khiến họ dứt áo ra đi

Theo một số chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng theo tôi tập trung 3 nguyên nhân:

Thứ nhất, lương và chế độ đãi ngộ thấp. Một thực tế không thể chối cãi là thu nhập giáo viên chưa tương xứng với vị thế của nghề giáo và ít có chính sách an sinh, đãi ngộ. Bên cạnh đó, hàng tháng giáo viên bị trừ rất nhiều khoản như quỹ tương trợ, mái ấm công đoàn, quỹ khuyến học, quỹ thiên tai…

Thứ hai, áp lực công việc đối với nhà giáo ngày một tăng. Các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, thi cán bộ công đoàn, thi tìm hiểu pháp luật…Bên cạnh đó, giáo viên còn rất nhiều báo cáo, hồ sơ, sổ sách…Ngoài ra, các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao…khiến giáo viên càng thêm vất vả. Đặc biệt, trong những tháng nghỉ hè nhưng khối lượng công việc của họ không hề giảm.

Thứ ba, áp lực công việc đối với nghề giáo. Bên cạnh việc luôn đòi hỏi giáo viên phải là “khuôn mẫu thước ngọc” cho học sinh cũng như cả phụ huynh thì việc coi thường, việc đánh mất tinh thần “”tôn sư trọng đạo”, coi đồng tiền là thước đo mới trong xã hội khiến nghề giáo thực sự áp lực nặng nề.

Với những gánh nặng như vậy, việc giáo viên nghỉ việc hàng loạt, âu cũng là điều không có gì khó hiểu như thời gian vừa qua.

Đâu là những giải pháp?

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có những chỉ đạo để chấn chỉnh, hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục. Thêm vào đó, Bộ cũng tiếp tục rà soát các hội thao, hội thi, các hoạt động mang tính chất phong trào để tránh giáo viên tham gia các hội thao, hội thi không mang lại lợi ích thiết thực cho nghề nghiệp của giảng viên. Đồng thời, Bộ cũng đã đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm tới chính sách tiền lương và thu nhập của viên chức giáo dục trong đó lương của nhà giáo sẽ được trả tương xứng với tính chất mức độ phức tạp của công việc, đặc thù nghề nghiệp và không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Có thể nói, với những nỗ lực như trên, hy vọng về cơ bản sẽ giúp giáo viên yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Cũng cần nhìn nhận đây là chuyện bình thường

Việc đồng lương chưa đủ trang trải cuộc sống là thực trạng chung của công chức, viên chức. Ngân sách còn hạn hẹp, lượng công chức, viên chức nước ta thì quá nhiều làm sao có thể có lương cao được? Vì thế, chúng ta hãy xem thầy cô đang công tác trong ngành giáo dục làm đơn xin thôi việc vì lý do lương thấp là một chuyện rất đỗi bình thường, đó cũng là lựa chọn cá nhân, lựa chọn cho tương lai của họ. Đây cũng là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường đối với mọi ngành nghề.

          Chúng ta hy vọng rồi một ngày không xa nữa, khi nền kinh tế phát triển hơn thì những thầy cô cũng như bao công chức, viên chức nhà nước sẽ được cải thiện hơn về tiền lương để cuộc sống gia đình mình tốt hơn./.

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: