Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.795.268
Hôm qua:1.221
Hôm nay:1.174

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN  GIỜ THẢO LUẬN TRÊN LỚP ĐỐI VỚI MÔN HỌC “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN”

14:41 | 25/12/2020 2505

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN
 GIỜ THẢO LUẬN TRÊN LỚP ĐỐI VỚI MÔN HỌC
“NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN”
 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

 

ThS. Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Khoa Lý luận cơ sở

1. Một số yếu tố thuận lợi

- Về chương trình:

+ Trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hiện nay, phần lớn kiến thức đều phải gắn liền với quá trình liên hệ, mở rộng để có thể phát huy hết tác dụng bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao nghiệp vụ, trình độ lý luận và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được đào tạo.

+ Trong khung chương trình đào tạo, sau các buổi giảng lý thuyết đều có lồng ghép các giờ học dành riêng cho hoạt động thảo luận với thời lượng tương đối. Hướng dẫn số 614- HD/HVCTQG ngày 26 tháng 12 năm 2018 về “Hướng dẫn thực hiện Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính”, môn học Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin gồm có 7 bài, 92 tiết giảng và 32 tiết thảo luận. Như vậy, xen giữa các buổi giảng là các buổi thảo luận, giúp cho học viên trao đổi làm rõ hơn nội dung bài học.

- Về đặc thù học viên:

+ Học viên tại hệ thống trường Chính trị đều là những người trưởng thành, nhiều người đã có nhiều năm công tác, kinh qua nhiều công việc chức vụ khác nhau, do đó, vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống, làm việc khá phong phú. Vốn kinh nghiệm này là những tư liệu thực tế rất có giá trị, có tác dụng giúp quá trình nhận thức trên lớp diễn ra nhanh và dễ dàng hơn, nhất là đối với những chuyên đề liên hệ trực tiếp đến thực tiễn công tác của họ. Thậm chí, học viên có thể đối chiếu, làm rõ hay điều chỉnh những nội dung lý luận được học bằng những kinh nghiệm của mình. Đây là điều kiện rất thuận lợi để có được một giờ thảo luận sôi nổi, có chiều sâu, có chất lượng, thậm chí có thể cung cấp cho giảng viên những “chuyên gia tại chỗ” để quá trình hỏi – đáp, phỏng vấn nhanh được tiến hành thuận lợi đạt kết quả.

+ Vì đều là người trưởng thành nên các học viên có thể dễ dàng nêu quan điểm, mạnh dạn bảo vệ quan điểm, có những góc nhìn mới đối với vấn đề, tinh thần phản biện cũng rất cao. Đây là những phẩm chất rất cần thiết của người học viên khi tham gia vào một buổi thảo luận trên lớp, mà rất khó có được những đặc điểm này của đối tượng người học là học sinh ở các bậc học khác.

- Về đặc thù môn học “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”:

Đối với môn học này, gồm có triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học, học viên đã học qua nhiều lần trước đó ở các cấp học nên có sự hiểu biết cơ bản và tổng quan về môn học này.

- Về phía giảng viên giảng dạy: Giảng viên giảng dạy môn học này thuộc khoa Lý luận cơ sở đều có chuyên môn đúng với chuyên ngành giảng dạy. Hiện nay, Khoa có 07 giảng viên giảng dạy môn học “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”, trong đó có 01 giảng viên kiêm nhiệm thuộc phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu. Về trình độ, có 01 Tiến sĩ và 06 Thạc sĩ.

2. Một số yếu tố khó khăn

- Về đặc thù học viên:

+ Trong thói quen học tập của học viên trường Chính trị nói riêng và của người Việt Nam nói chung vẫn còn tư tưởng thụ động, chủ quan, không có sự chuẩn bị trước đối với các nội dung dự kiến tiến hành thảo luận. Do đó, khi giờ thảo luận diễn ra, hầu hết rơi vào tình trạng bị động, thiếu ý tưởng. Các nỗ lực mở rộng, nêu vấn đề mới của giảng viên gặp khó khăn với tình trạng lớp học như vậy.

+ Một số học viên khác do bận công tác, bận việc gia đình, hay chỉ đơn giản là thờ ơ, xem nhẹ việc học tập nghiên cứu lý luận sẽ có tư tưởng “trốn tránh” khi tham gia vào một buổi thảo luận trên lớp. Họ không tập trung, làm việc riêng, không tham gia thảo luận, đặt mình nằm ngoài hoạt động thảo luận tranh biện. Nếu những trường hợp này chiếm đa số, giờ thảo luận rất dễ biến thành một chiều, đơn điệu, nghèo nàn các ý kiến phản biện, thậm chí dẫn đến tình trạng chỉ có một thành viên tích cực trong nhóm hoạt động trên danh nghĩa nhóm thảo luận. Trong tình huống này, giờ thảo luận sẽ thất bại, không đạt được mục đích đã đề ra.

- Đối với môn học “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”:

+ Bên cạnh tính tích cực thì kinh nghiệm, sự hiểu biết của học viên trường Chính trị cũng có những tác dụng tiêu cực, cản trở đối với quá trình học tập, nhận thức, thảo luận. Bởi, “kinh nghiệm” thường dễ tạo ra cho con người “cảm giác biết rồi”. Cảm giác này sẽ làm nảy sinh tâm lý chủ quan, làm cho họ tin tưởng một cách cực đoan vào kinh nghiệm của mình, dẫn đến việc bảo thủ, không thống nhất, thậm chí chống đối khi tiến hành thảo luận. Theo đó, việc tiếp thu cái mới, hay tiếp nhận những ý kiến trái chiều, thậm chí chỉ đơn giản là khác biệt khi tiến hành thảo luận và tranh luận trên lớp trở nên cực kỳ khó khăn đối với những trường hợp này.

+ Tính lịch sử của môn học: Đối với môn học này, tính lịch sử là rất lớn. Thực tiễn mỗi thời kỳ khác nhau, luôn vận động và biến đổi, cho nên cách đặt câu hỏi thảo luận phải làm như thế nào để học viên cảm thấy không quá xa lạ, mà gần gũi và có ích cho họ trong công tác và cuộc sống.

- Giảng viên và khả năng tiếp cận kiến thức thực tiễn:

+ Phần lớn đội ngũ giảng viên trường Chính trị đều được đào tạo về kiến thức lý luận tương đối vững vàng và bài bản, nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn. Đối với đội ngũ giảng viên trẻ, điều này càng trở nên khó khăn gấp bội khi vốn sống ít ỏi, thời gian công tác ít nên chưa thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm cả trong kỹ năng giảng dạy, điều hành thảo luận lẫn những kiến thức từ thực tiễn cuộc sống, công tác để áp dụng, mở rộng, liên hệ cho bài giảng thêm sinh động và thuyết phục.

+ Kiến thức thực tiễn được giảng viên tích lũy hầu hết là từ con đường nghiên cứu gián tiếp: Sách, báo, giáo trình, internet… nên sẽ tồn tại độ vênh nhất định với thực tiễn. Điều này gây khó khăn cho giảng viên trong hoạt động chủ trì, thuyết phục, kết luận các ý kiến tranh luận khác nhau phát sinh trong buổi thảo luận.

3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giờ thảo luận trên đối với môn học “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” ở trường Chính trị thành phố Đà Nẵng

Làm thế nào để lôi cuốn học viên tham gia tích cực vào giờ thảo luận, tránh xu hướng “thụ động”, “ỷ lại”, “bảo thủ” của một số học viên là điều mà mỗi giảng viên khi chủ trì thảo luận luôn trăn trở. Nhằm nâng cao chất lượng giờ thảo luận trên lớp đối với môn học này, theo tôi cần phải:

Thứ nhất, về phía giảng viên:

Biện pháp tốt nhất khi điều hành một giờ thảo luận trên lớp đối với môn học “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” là nắm thật vững  kiến thức về lý luận. Điều quan trọng ở đây là mức độ “mềm dẻo”, “độ mở”, tính “linh hoạt” khi tiếp nhận và xử lý các thông tin, tình huống diễn ra trên lớp. Đặc biệt, tăng cường công tác nghiên cứu thực tế của giảng viên liên quan đến chuyên môn, như đi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp ở các trường Chính trị bạn, Học Viện Chính trị Khu vực III,…

Thứ hai, về phía nhà trường:

Nhà trường hỗ trợ về kinh phí, tạo điều kiện về thời gian, khuyến khích giảng viên có nhu cầu học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.

 Nhà trường cần có cơ chế khuyến khích phù hợp đối với học viên: Ví dụ như cộng điểm, tuyên dương khen thưởng ở cuối khóa học cho học viên có những phát biểu, trao đổi tích cực trong các giờ thảo luận với tinh thần xây dựng cao.

Thứ ba, về đặc thù môn học:

Một là, về nội dung: Gắn lý luận với thực tiễn. Do đặc thù môn học khó, kiến thức kinh điển nhiều nên nếu không gắn với thực tiễn của cuộc sống, học viên sẽ khó hiểu và khó nhớ lâu được. Như lời một người thầy đã nói “Tôi nghe và tôi quên; Tôi nhìn thì nhớ và tôi làm thì tôi hiểu” là thế.

Hai là, về phương pháp tiến hành thảo luận: Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau vào giờ thảo luận, tùy chủ đề và tùy đặc thù của lớp học.

Ba là, phát hiện những nhân tố tích cực trong lớp, khuyến khích, động viên học viên phát huy tính tích cực, sinh động trong các giờ thảo luận. Thông qua kinh nghiệm chủ trì những buổi thảo luận, bản thân nhận thấy rằng, một giờ thảo luận tiến hành sôi nổi, ngoài chủ đề mà giảng viên đã chọn, thì nhân tố giúp cho buổi thảo luận được sôi nổi từ phía học viên./.

 

 

 

 

 

 

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: