Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.801.119
Hôm qua:1.127
Hôm nay:1.080

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

Một số kiến nghị đề xuất về nâng cao chất lượng bồi dưỡng của Trường Chính trị qua khảo sát một lớp học

09:24 | 22/12/2020 3748

Một số kiến nghị đề xuất về nâng cao chất lượng bồi dưỡng của Trường Chính trị qua khảo sát một lớp học

       Ở nước ta, xã, phường, thị trấn là cấp đơn vị hành chính cơ sở, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhân dân. Đội ngũ những người làm việc ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là nhân tố quan trọng để thực thi hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn; bảo đảm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã, công tác đào tạo, bồi dưỡng là một nội dung rất quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

       Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ những năm qua, các cấp ủy tại các địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã; tập trung nâng cao nhận thức lý luận chính trị cho cán bộ cán bộ cấp xã, cũng như cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mới. Nhờ đó, công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực; Nội dung, chương trình có nhiều đổi mới, phù hợp với đối tượng, bảo đảm thiết thực và gắn liền với thực tiễn. Gắn kết quả học tập, bồi dưỡng với tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức; coi việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, công chức.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cấp ủy địa phương kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; từng bước gắn việc học tập, bồi dưỡng với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm. Nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho công chức Văn phòng – Thống kê phường, xã, Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng tiến hành xin ý kiến khảo sát các tổng thể 50 học viên đang theo học tại Quyết định số 254QĐ/TCT ngày 03/11/2020 của Hiệu trưởng Trường với 8 nội dung. Kết quả khảo sát là căn cứ để đánh giá chất lượng của khoá bồi dưỡng, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng với các chương trình tương tự trong thời gian tới.

Qua khảo sát ở phần về thời gian tham gia khóa học có 74% người hỏi cho rằng thời gian học là phù hợp; 16% cho rằng là dài và 10% cho rằng là ngắn; bên cạnh đó có 6% người được hỏi đề xuất thời gian chương trình chỉ là 3 ngày. Thực tế, theo Quy định 3,5 ngày như vậy có thể nói thời gian học tập đối với chương trình là tương đối hợp lý.

Phần về nội dung chương trình bồi dưỡng đang theo học, khi được hỏi về tính phù hợp của Chương trình, có 66% người hỏi cho rằng chương trình học phù hợp với công việc học viên; 28% cho rằng là khá và 6% cho rằng là trung bình;

Về tính khoa học của chương trình, với phần tích chính xác và tình cập nhật  của nội dung chương trình lần lượt có 66% và 68% người hỏi cho rằnglà tốt; 30% và 26% cho rằng là khá và 4% và 6% cho rằng là trung bình;

Về tính cân đối của chương trình với phần tính cân đối giữa nội dung các chuyên đề với thời gian khóa bồi dưỡng, tính cân đối giữa các chuyên đề trong chương trình và tính nội dung giữa lý thuyết và thực hành, thực tế lần lượt có 62%, 58% và 52% người hỏi cho rằng là tốt; cùng với đó tính ứng dụng của chương trình cũng chỉ ở mức 56% người hỏi cho rằng là tốt;

Về tính cân đối của chương trình, mức độ đánh giá tốt. Tính cân đối giữa nội dung các chuyên đề với thời gian khóa bồi dưỡng, giữa các chuyên đề trong chương trình, giữa nội dung lý thuyết và thực hành, thực tế, tỷ lệ đánh giá tốt giảm xuống còn từ 52 đến 62%, và tính ứng dụng của chương trình ở mức 56%. Các ý kiến này cũng có nghĩa Trường cần phải có sự tính toán lại để đảm bảo tính cân đối và tính ứng dụng hơn nữa.

Về giáo trình học tập, trong đó phần trình bày khoa học, hợp lý và tính cập nhật của tài liệu có 40% và 56% người hỏi cho rằng tốt; Qua ý kiến vậy có thể nhận thấy phần đông học viên còn chưa hài lòng về chất lượng giáo trình học tập. Đặc biệt, vẫn có ý kiến riêng cho rằng tài liệu vẫn chưa khái quát thực tiễn, còn chung chung, cần cụ thể hóa hơn với thực tế đem lại hiệu quả cao trong công việc hiện nay của đơn vị; nội dung chưa được cập nhật, bố cục còn rườm rà.

Về đánh giá đối với giảng viên, các nội dung liên quan đến kiến thức chuyên môn giảng viên, kinh nghiệm thực tiễn, tác phong nghề nghiệp của giảng viên trên 90% người được hỏi cho rằng là tốt; ở nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy của giảng viên giao động từ 72% đến 86% người được hỏi cho rằng là tốt. Về đội ngũ giảng viên đối với giảng viên trường Chính trị có 90% người được hỏi cho rằng tốt và chỉ số này ở đội ngũ giảng viên được Trường mời và báo cáo viên chỉ là 68%. Như vậy, trong bối cảnh so sánh với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên được mời học viên có đánh giá cao hơn. Theo chúng tôi, việc đánh giá mức độ cao hơn này chủ yếu nhấn mạnh vào phương pháp sư phạm. Ngoài ra, còn có một số ý kiến cho rằng, các báo cáo viên được mời cần đi sâu vào phần nghiệp vụ công tác Văn phòng – Thống kê và đặc biệt Trường cần mời thêm các chuyên gia khác để nói về tình hình thực tiễn hiện nay đối với nghiệp vụ và trong quá trình giảng dạy, cần chủ động đưa ra nhiều tình huống để hướng dẫn cụ thể.

Về chất lượng phục vụ và cơ sở vật chất phục vụ việc học tập trên 90% người được hỏi cho rằng là tốt; qua khảo sát có thể thấy rằng cơ sở vật chất cũng như việc phục vụ học tập của các bộ phận liên quan của Trường đáp ứng các yêu cầu của việc dạy và học các chương trình.

Về ý kiến sự quan tâm của học viên đối với các chuyên đề trong chương trình đang theo học, đa phần các học viên lựa chon các chuyên đề phục vụ trực tiếp đến vị trí công việc mà học viên đang đảm nhận. Ngoài ra, khi được hỏi về các chuyên đề học viên muốn tiếp cận khi được tham gia các lớp về sau, các học viên lựa chọn những chuyên đề đi sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng gắn với công việc mà các học viên đang đảm nhận. Ý kiến này của học viên cũng chính là trăn trở trong công tác tổ chức, lựa chọn chuyên đề chuyên sâu để học viên có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng bổ ích qua quá trình học tập ở Trường.

Cuối cùng, về câu hỏi mong muốn của học viên về cách thức truyền giảng các chuyên đề của giảng viên trong trương trình bồi dưỡng, có 66% người hỏi cho rằng nên kết hợp giữa thuyết giảng và thảo luận,16% cho rằng nên thảo luận và làm việc nhóm, 14% cho rằng nên làm bài tập tình huống và 4% cho rằng nên thuyết giảng. Có 58% người hỏi cho rằng khả năng vân dụng kiến thức đã học vào công việc là tốt, 40% cho rằng là khá và 2% cho rằng là trung bình.

Như vậy có thể nói, chỉ qua một đợt khảo sát nhỏ kết hợp với quan sát quá trình tổ chức bồi dưỡng, có thể nhận thấy việc mở lớp đành cho đối tượng công chức văn phòng thống kê cấp xã là rất cần thiết. Tuy vậy, cũng còn nảy sinh một số vấn đề khó khăn. Thiết, nghĩ, trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng loại hình bồi dưỡng này, Trường cần xem xét thực hiện một số giải pháp sau đây:

Một là, tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo hướng cập nhật, phù hợp với tiêu chuẩn từng loại chức danh cán bộ, nhất là đối với cán bộ, công chức về vị trí việc làm. Đổi mới cần căn cứ vào mục tiêu, nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh mới. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt là tài liệu phải được biên soạn một cách khoa học, có tính cập nhật cao, để cán bộ, công chức có thể vận dụng được vào công việc;

Hai là, cần tiếp tục xem xét bố trí thời lượng phù hợp cho các loại hình bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng vì cán bộ, công chức ở phường, xã rất khó bố trí thời gian theo học nếu chương trình quá dài do nhiệm vụ đảm nhiệm tại cơ quan, đơn vị.

Ba là, Trường tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy phù hợp với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, trong đó cần chú trọng đến đội ngũ báo cáo viên, cần xây dựng đội ngũ báo cáo viên bên cạnh có kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật còn phải đảm bảo khả năng truyền dạy và cần báo trước về thời gian để báo cáo viên chủ động về nội dung và hình thức truyền giảng;

Bốn là, phát huy tinh thần tích cực, tự giác học tập của học viên, các chương trình bồi dưỡng nên chuyển trước tài liệu học tập và cách thức tiến hành học tập cho học viên, từng bước giảm dần và hạn chế hình thức thuyết giảng trong chương trình bồi dưỡng, chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sang hình thức như bài tập tình huống, thảo luận, làm việc nhóm.

Năm là, nội dung học tập, nghiên cứu của cán bộ, công chức phải toàn diện, từ bổ sung kiến thức chuyên môn cần thiết đến rèn luyện phương pháp, kỹ năng. Nên tăng cường phương tiện hỗ trợ học tập như phòng lab, phòng máy… để học viên có thể thực hành trực tiếp với những chuyên đề cần phải thực hành trực tiếp.

Th.S Phan Văn Hiếu

Khoa NN & PL

----

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: