Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.796.368
Hôm qua:1.174
Hôm nay:966

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH  HỒ CHÍ MINH

14:56 | 11/08/2020 1587

XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH  HỒ CHÍ MINH

ThS. Ngô Thị Nguyệt Nga

Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật

      Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản hết sức quý báu, đó chính là tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là vấn đề mang tính lý luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc trong quá trình xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì thế, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là chủ trương lớn của Đảng nhằm xây dựng con người Việt Nam có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.

Phong cách Hồ Chí Minh được xem là một chỉnh thể thống nhất, phát triển theo logic từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện ra qua hoạt động sống hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt).

Học tập, vận dụng phong cách Hồ Chí Minh là một lĩnh vực rộng lớn, phong phú, đa dạng. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và đặc biệt từng giảng viên cần có ý thức và quyết tâm thực hiện phong cách Hồ Chí Minh một cách thiết thực nhất.

Trước hết, mỗi giảng viên phải  học theo phong cách tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo. Trên mọi vấn đề, phải luôn suy nghĩ tìm tòi một cách độc lâp, không lệ thuộc vào người khác hay có sẵn, không vận dụng một cách giáo điều mà phải nghiên cứu một cách thấu đáo bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn của đất nước, đặc điểm thời đại làm định hướng cho hành động cách mạng. Cụ thể, mỗi giảng viên dạy lý luận chính trị cần nghiên cứu, nắm vững phép biện chứng duy vật để vận dụng sáng tạo và phát triển trong điều kiện Việt Nam, tránh giáo điều, xơ cứng, phải nắm bắt tinh thần, phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Thứ hai, bản thân mỗi giảng viên phải là tấm gương sáng, gương mẫu trong lời nói và việc làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trước mặt quần chúng, không phải viết lên trán chữ ‘cộng sản’ mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước...”[1]. Vì vậy, để vận động, tuyên truyền, thuyết phục cho học viên qua từng bài giảng thì mỗi giảng viên cần phải nêu gương trong mọi công việc từ lớn đến nhỏ, thể hiện thường xuyên về mọi mặt, phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm và đã làm việc gì thì phải quyết làm cho được. Bất kỳ việc to, nhỏ phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, quyết làm cho thành công.

 Song song với việc đó, mỗi giảng viên cần hiểu đối tượng học viên của mình, họ là những người đang trực tiếp tham gia vào thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, người trực tiếp nhận và giải quyết  những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn. Cho nên, muốn hiểu rõ tình hình, nắm vững kiến thức thực tiễn, mỗi giảng viên cần sâu sát cơ sở, nghiên cứu thấu đáo, đi nhiều, nghe nhiều, thấy nhiều từ hoạt động của học viên.

Thứ ba, mỗi giảng viên phải rèn luyện phong cách sinh hoạt giản dị, ứng xử khiêm tốn, chân thành, yêu thương mọi người. Phong cách ứng xử của Người vừa khiêm tốn, nhã nhặn, lịch lãm vừa linh hoạt, biến hóa chân tình, nồng hậu có lý, có tình chứa đựng những giá trị nhân bản của con người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Khi cần nhắc nhở, người không quên chỉ vẽ tận tình. Khi phê bình, Người rất nghiêm khắc, nhưng rất độ lượng, bao dung, không bao che, nhắm nâng con người lên chứ ko hạ thấp, vùi dập. Thông qua việc học tập và làm theo phong cách ứng xử của Bác, mỗi giảng viên luôn rèn luyện phong cách ứng xử “kính trên nhường dưới”, ứng xử chân tình, thân thiện, tôn trọng đồng nghiệp, biết yêu thương và hướng thiện, giúp nhau cùng tiến bộ, hài hòa với học viên trong mối quan hệ thầy trò. Giảng viên nhà trường luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử trên nguyên tắc tôn trọng và trân trọng con người, dù mỗi người ở bất kỳ vị trí nào trong nhà trường hay ngoài xã hội.

 Mặt khác, mỗi giảng viên phải thực hành tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái. Bản thân tự điều chỉnh những thói hư tật xấu và mạnh dạn, thẳng thắn góp ý cho đồng nghiệp trên tinh thần đoàn kết cùng tiến bộ.

Phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của Đảng, của dân tộc, là tấm gương sáng để mỗi người học tập và noi theo. Vì vậy, trong sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa đất nước, mỗi cán bộ, giảng viên không ngừng học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Người ngày càng trở thành hết sức ý nghĩa. Bản thân giảng viên phải tiếp tục cố gắng trở thành tấm gương tiêu biểu, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao đồng thời xây dựng Trường trở thành đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã giao cho./.

 


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, t.6, tr.16

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: