Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.799.575
Hôm qua:1.127
Hôm nay:144

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

BÀN THÊM VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TRIẾT HỌC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

08:52 | 22/04/2019 3623

 

Về phương pháp giảng dạy môn triết học ở các trường Chính trị từ trước đến nay đã được nhiều tác giả đề cập đến. Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả không có tham vọng bàn nhiều về phương pháp giảng dạy môn học này, mà chỉ xin nêu một quan điểm mà mình tâm đắc nhất, với tư cách là một giảng viên trẻ và cũng từng là một học viên lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

1. Những thuận lợi và khó khăn đối với giảng viên giảng dạy môn triết học ở trường Chính trị thành phố Đà Nẵng:

Về mặt thuận lợi: Đây là môn học đầu tiên của chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính nên thu hút được sự quan tâm, theo dõi của học viên, được học viên đón nhận với tâm thế chờ đợi, phấn khởi. Hơn nữa, ở những buổi đầu của chương trình học, số lượng học viên đi học cũng đầy đủ hơn ở những môn học cuối chương trình nên phần nào cũng tạo được tâm lý phấn khởi cho giảng viên giảng dạy.

Về mặt khó khăn: Triết học là môn học bắt buộc ở các chương trình đào tạo như Cao đẳng, Đại học, Cao học… nên học viên đều đã được tiếp cận (có thể nhiều lần), vì học viên ở trường Chính trị thành phố Đà Nẵng có trình độ rất cao, hầu như lớp học nào cũng có nhiều thạc sĩ, tiến sĩ. Có thể nói, đây là một áp lực đối với giảng viên giảng dạy. Hơn nữa, ấn tượng về môn triết học thường không tốt, học viên nghĩ về triết học là một môn học khô khan, trừu tượng, khó hiểu.

2. Những thuận lợi và khó khăn đối với học viên ở trường Chính trị thành phố Đà Nẵng:

Những thuận lợi: Học viên có trình độ cao; đã học qua môn triết học
nhiều lần; kiến thức thực tiễn phong phú…

Những khó khăn: Học viên vừa đi học nhưng công việc cơ quan phải đảm bảo nên ít có thời gian nghiên cứu thêm tài liệu. Học viên đã học qua nhiều lần môn triết học nhưng ít có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sâu, nên đôi khi không nắm rõ nội dung. Ở các lớp học buổi tối, học viên phải đi làm cả ngày trước đó nên thường mệt mỏi, ngại phát biểu…

Hơn nữa, học viên các lớp thường đa dạng về ngành nghề (Học viên làm việc từ các Sở, Ban, Ngành của thành phố, làm việc ở Xã, Phường …) nên đối với các ví dụ mà giảng viên nêu ra thường ít khi đúng với ngành nghề mà học viên được đào tạo và công tác nên đôi khi chưa thuyết phục được học viên.

3. Thực trạng giảng dạy môn triết học ở trường Chính trị thành phố Đà Nẵng nói riêng và các trường Chính trị nói chung:

Thứ nhất, số tiết của môn triết học (và các môn học khác) đều bị cắt giảm:

Ở chương trình cũ (2009): Triết học gồm có 09 bài, 75 tiết.

Chương trình mới (2014): Cắt giảm 01 bài (Vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử); bỏ vấn đề “dân tộc” trong bài Giai cấp – Dân tộc và gộp chung bài Nhà nước và cách mạng xã hội thành bài Giai cấp – Nhà nước – Cách mạng xã hội; giảm một số tiểu mục trong các bài khác…

Chương trình mới (2017): Gộp tất cả các bài lại thành hai bài (với nhiều mục nhỏ). Bài 1- Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Bài 2 -Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

 Như vậy, số tiết của chương trình mới đối với môn triết học hiện nay chỉ còn 40 tiết, giảm đi gần một nửa thời gian so với chương trình cũ.

Thứ hai, triết học Mác – LêNin gần như bị “lồng ghép” với Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học (Từ khi thực hiện chương trình mới năm 2014 thì cả ba môn học chỉ có một lần thi – Gọi chung là Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin).

4.Về phương pháp giảng dạy môn triết học: Gắn lý luận với thực tiễn sinh động của lịch sử - xã hội.

Cũng giống như nhiều môn khoa học khác, từ trước đến nay, triết học được áp dụng cách dạy truyền thống là thuyết giảng: Thầy giảng, học viên nghe và ghi chép (có trao đổi), thảo luận. Nhiều ý kiến cho rằng, phương pháp truyền thống này làm hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của học viên, làm hao phí nhiều thời gian và sức lực của giảng viên, cũng như gây ra sự mệt mỏi cho người học. Nhưng đối với tôi, một giảng viên trẻ và đã từng là học viên lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính thì tôi không đồng tình với quan điểm trên.

Theo tôi, đối với môn triết học, việc áp dụng phương pháp thuyết giảng truyền thống có lẽ là một trong những cách truyền đạt cơ bản và chủ yếu của môn học này (Đương nhiên nếu kết hợp với các phương tiện giảng dạy tích cực thì tốt hơn nữa), bởi lẽ tính trừu tượng và khái quát hoá rất cao, do đó đòi hỏi người dạy và người học phải có năng lực tư duy trừu tượng cao. Do vậy, phương pháp giảng dạy đối với môn triết học hay nhất vẫn là thuyết giảng, nhưng phải sinh động và lôi cuốn thông qua những ví dụ minh hoạ, giọng nói, ngữ điệu của giảng viên… Vì triết học là hệ thống các quy luật chung, nhưng quy luật đó phải được thông qua những cái cụ thể, tức là qua các ví dụ cụ thể, gắn với thực tiễn sinh động của thời đại, của xã hội đang diễn ra. Mà thực tiễn thì rất đa dạng và phong phú, nhưng trong phạm vi của bài viết này chúng ta hiểu thực tiễn đó là thực tiễn của đời sống xã hội đang diễn ra trong xu thế vận động của thời đại ngày nay. Chẳng hạn, đó là thực tiễn trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế; của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá;…

Đặc thù của môn triết học là làm rõ đối tượng cần nghiên cứu, do vậy, việc mổ xẻ và phân tích các khái niệm, phạm trù là điều quan trọng. Nhưng nếu không gắn vấn đề cần làm rõ với thực tiễn thì triết học sẽ khô cứng, không thu hút được sự chú ý của người học. Như vậy, vấn đề quan trọng là ở chỗ, giảng viên cần gắn nội dung triết học với xu hướng vận động của lịch sử - xã hội, làm nổi bật sợi dây liên hệ tất yếu giữa triết học với thực tiễn xã hội, từ đó gợi mở cho học viên phương pháp luận đúng đắn trong cách xem xét, đánh giá những vấn đề đang diễn ra trong đời sống hiện thực.

Như vậy, để giảng dạy tốt môn triết học thuộc chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính ở trường Chính trị thành phố Đà Nẵng, bản thân tôi thiết nghĩ:

Một là, giảng viên cần hiểu được đối tượng cần giảng dạy, đặc điểm chung của học viên từng lớp học, mặt mạnh và hạn chế của học viên để có phương pháp thích hợp.

Hai là, giảng viên phải có trình độ chuyên môn nhất định, có thể vượt qua giới hạn câu chữ của giáo trình, nêu bật được thực chất vấn đề cần truyền đạt.

Ba là, gắn nội dung triết học với thực tiễn sinh động của đời sống xã hội ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử cụ thể./.

 

Nguyễn Thị Cẩm Nhung

GV. Khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

                                                                                                                                         

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: