Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.819.629
Hôm qua:892
Hôm nay:845

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

Việc Nghiên cứu, Giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh hiện nay - Những thuận lợi - Khó khăn

21:02 | 26/08/2017 3636

VIỆC NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY -NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN    

Lê Thị Cẩm Nhung
Khoa Lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Cách đây gần hai thế kỷ, một sự chuyển biến vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã diễn ra – Chủ nghĩa Mác – học thuyết khoa học và cách mạng, vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản ra đời. Chủ nghĩa Mác là học thuyết được hợp thành bởi bộ ba: Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là học thuyết về giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng một xã hội công bằng, bác ái  để sự phát triển tự do của mỗi người chính là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người trở thành hiện thực. Học thuyết này về sau được V.I. Lênin – vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới đã bổ sung, phát triển lên tầm cao mới và đã được vận dụng thành công trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa.

Ngày nay, nhân loại đã và đang trải qua rất nhiều biến động mạnh mẽ và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đó là những cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sâu, rộng trên toàn thế giới; sự ra đời của rất nhiều phong trào cấp tiến (phong trào nữ quyền, chủ nghĩa bảo vệ môi trường, chính trị dân tộc thiểu số,..); quốc tế hóa, toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu khách quan. Tất cả khiến không ít người tỏ ra thắc mắc về tính phù hợp của chủ nghĩa Mác – Lênin trong bối cảnh hiện nay. Thế nhưng, dù muốn hay không, dù với bất cứ hình thức nào (ủng hộ, học tập, nghiên cứu, vận dụng hay ra sức phản bác) thì người ta vẫn đang góp công thể hiện sự tồn tại của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định luôn trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy nó làm nền tảng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng; hiểu đúng, vận dụng đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin sao cho phù hợp với thực tiễn nước ta để có thể xây dựng một xã hội tốt hơn - xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Hiện nay, việc nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin có những thuận lợi nhất định:

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng. Bằng việc kế thừa những tinh hoa trong kho tàng tri thức, văn hóa của nhân loại, tiếp thu các thành tựu của khoa học tự nhiên lúc bấy giờ (thuyết tế bào, thuyết tiến hóa, thuyết tuần hoàn và chuyển hóa năng lượng…), tổng kết thực tiễn đương đại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật, cải tạo phép biện chứng, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng duy vật. Nhờ đó, học thuyết Mác – Lênin đã trở nên duy vật triệt để khi nó giúp con người nghiên cứu, giải thích được những vấn đề của thế giới một cách toàn diện, sâu sắc mà trước đó người ta hoặc là bất lực (các antinomi của Kant) hoặc là buộc phải cầu viện đến Thượng đế (cái hích đầu tiên, nguồn gốc của con người và xã hội loài người…). Với sự thống nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, học thuyết Mác – Lênin không những chỉ ra con đường nhận thức thế giới một cách đúng đắn, hiệu quả mà còn khuyến khích con người không ngừng phát triển khả năng nhận thức của mình, tích cực khám phá về thế giới ngày càng đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn.

Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin được xem như một trong những phát minh khoa học vĩ đại nhất của nhân loại. Trước Mác, các trường phái duy vật dù triệt để đến đâu cũng chỉ duy vật trong việc nghiên cứu, giải thích những vấn đế xã hội, lịch sử, tinh thần…họ lại sa vào chủ nghĩa duy tâm. Ngay như Feuerbach, đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Mác, ông đã đấu tranh quyết liệt với chủ nghĩa duy tâm thần bí Hegel, nhưng khi đi tìm nguồn gốc của động lực phát triển xã hội thì ông lại tin vào một tôn giáo mới – tôn giáo tình yêu – thực chất đây là một biến thể khác của chủ nghĩa duy tâm.

Xuất phát từ con người, với mong muốn thiết tha là đem đến hạnh phúc thật sự cho nhân loại; khi xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác đã dựa trên quan điểm cơ bản đó là: để tồn tại và phát triển, trước hết con người cần có ăn, mặc, ở. Để thỏa mãn những nhu cầu đó, con người cần tiến hành lao động sản xuất vật chất trước khi có thể làm chính trị, nghệ thuật, tôn giáo hay triết học. Theo đó, không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ mà trái lại tồn tại xã hội của con người quyết định ý thức của họ. Và con người làm ra lịch sử của mình không phải theo cách tùy tiện mà luôn chịu sự chi phối của những quy luật khách quan.

Một yếu tố khác làm nên tính khoa học và cách mạng trong chủ nghĩa Mác – Lênin đó là nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Chính nguyên tắc này đã làm cho học thuyết Mác – Lênin thực sự trở thành công cụ hiệu quả của nhân loại tiến bộ trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng, tất cả những tư tưởng, những lý luận đều chỉ có thể có sức mạnh cải biến hiện thực khi nó tham gia vào thực tiễn, trở thành cái chỉ đạo thực tiễn của con người.

Thứ hai, ra đời từ cuối thế kỷ XIX, nhưng học thuyết Mác – Lênin đã dự báo trước những vấn đề của tương lai như xu thế toàn cầu hóa, ô nhiễm môi trường…Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc đại khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu từ 2008 đến nay, nhiều học giả của các nước phương Tây đã phải đọc lại và nghiên cứu khá kĩ bộ Tư Bản của Mác để tìm ra sự gợi mở cho những ý tưởng và nhận định của mình.

Có thể thấy, nhờ có học thuyết Mác mà Lênin đã lãnh đạo thành công phong trào công nhân trong thời kỳ chống phát xít. Nhờ có lý luận học thuyết Mác – Lênin mà Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng thành công nó như một kim chỉ nam soi đường chỉ lối để xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những thuận lợi thì việc nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay cũng gặp phải những khó khăn, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản thế giới đang phát triển mạnh mẽ và lan rộng toàn cầu. Chính điều đó, nó làm nhiều người tôn vinh một cách tuyệt đối “tính ưu việt” của chủ nghĩa tư bản, mơ hồ và lạc hướng đối với các giá trị chủ nghĩa xã hội, nó làm cho một số người trong lớp trẻ chạy theo lối sống, văn hóa phương Tây mà mờ nhạt giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu vào những thập niên của cuối thế kỷ XX, sự ra đời và phát triển của những phong trào cấp tiến ở thế kỷ XXI đã làm không ít người mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác – Lênin.

Việc hiểu một cách rập khuôn, giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin cũng đã gây nên những hệ quả khôn lường. Chẳng hạn như nước ta trước thời kỳ đổi mới năm 1986, cũng vì hiểu không đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, nền kinh tế trì trệ, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân hết sức cực khổ.

Thực tế đang diễn ra hiện nay ở nước ta nói chung, Đà Nẵng nói riêng đó là tâm lý không thích học những môn lý luận Mác – Lênin của một bộ phận lớn thế hệ trẻ (học sinh, sinh viên, và ngay cả những cán bộ, công chức…), điều này đã và đang dẫn đến nhận thức chính trị và lối sống sai lầm, không có lý tưởng.

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin gặp nhiều khó khăn, nhưng suy cho cùng, nguyên nhân cơ bản xuyên suốt của tất cả những khó khăn trên đó chính là chúng ta đã hiểu không đúng chủ nghĩa Mác – Lênin, từ đó đưa ra những định hướng và hành động sai lầm.

Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây cũng là một yêu cầu mang tính thời sự đối với mỗi người cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để học thuyết Mác – Lênin tiếp tục làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng, cần phải đẩy mạnh việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải hiểu đúng tinh thần của từng nguyên lý trong chủ nghĩa Mác – Lênin, khẳng định những nguyên lý vững bền đồng thời với việc bổ sung, hoàn thiện, phát triển những nguyên lý, những luận điểm đã bị khoa học và thực tiễn hiện đại bỏ qua. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn của nước ta. Học để làm, lý luận đi đôi với thực tiễn”.

Đối với những người làm công tác giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin, ngoài trang bị lý luận chính trị, người giảng viên phải gắn với thực tiễn, bám sát tình hình thực tiễn để người học hiểu và nắm chắc lý luận. Và quan trọng hơn là giúp học viên có thể vận dụng lý luận và thực tiễn công tác.

Như vậy, để nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin được tốt hơn thì điều quan trọng bậc nhất thì chúng ta phải xem học thuyết Mác – Lênin không chỉ là một học thuyết nhất thành bất biến, hoặc như những gì đã xong xuôi, bất khả xâm phạm, mà trái lại phải xem học thuyết ấy là nền tảng để nhận thức sáng tạo, cần phải được bổ sung và phát triển.

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: