Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.801.073
Hôm qua:1.127
Hôm nay:1.080

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Tin tức - Sự kiện

Hoạt động xin ý kiến phản hồi từ học viên

15:15 | 07/05/2018 968

Thực hiện Hướng dẫn số 09/HD-HVCTQG ngày 23 tháng 01 năm 2015 về việc lấy phiếu phản hồi từ người học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp và phong cách giảng dạy của đội ngũ giảng viên; bên cạnh đó tạo thêm kênh thông tin để đánh giá chất lượng giảng dạy được chính xác, khách quan, công bằng; phát hiện điển hình tiên tiến trong lĩnh vực giảng dạy, từ tháng 03/2018 đến nay, Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng đã tiến hành xin ý kiến phản hồi từ học viên cho 19 giảng viên, trên tổng số 6 lớp, với 1.341 lượt ý kiến.

Việc xin ý kiến phản hồi của học viên được xác định là hoạt động thường xuyên, thực hiện đối với tất cả các giảng viên tham gia giảng dạy chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính sau khi kết thúc học phần và tuân thủ đúng quy trình tổ chức lấy ý kiến phản hồi ban hành kèm theo Hướng dẫn số 09/HD-HVCTQG ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nội dung phiếu xin ý kiến học viên được xây dựng dựa trên các tiêu chí về phương pháp giảng dạy, tác phong sư phạm, nội dung và hiệu quả bài giảng. Trong đó, đặc biệt chú trọng về đảm bảo nội dung chính, kết cấu và chất lượng kiến thức được cung cấp thông qua bài giảng; việc sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ, mức độ tương tác giữa giảng viên, học viên và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Qua thời gian ngắn triển khai, hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả, tạo được hiệu ứng tích cực đối với giảng viên, học viên và lãnh đạo nhà trường. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với đội ngũ giảng viên: thông qua việc tổng hợp các ý kiến đánh giá của học viên sẽ có vai trò rất quan trọng để giúp cho đội ngũ giảng viên tự hoàn thiện mình. Cụ thể, giảng viên sẽ biết mình còn thiếu gì, cần bổ sung gì để nâng cao chất lượng bài giảng, làm cho bài giảng sinh động, có sức cuốn hút học viên.

Thứ hai, đối với học viên: đây là kênh để học viên sẽ thể hiện, chuyển tải được những tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình đến giảng viên, đến lãnh đạo nhà trường. Và thông qua việc góp ý bằng phiếu sẽ tăng cường trách nhiệm của học viên với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trường.

Thứ ba, đối với lãnh đạo nhà trường: hoạt động lấy ý kiến phản hồi này sẽ giúp cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu có định hướng cụ thể trong việc đổi mới phương thức quản lý, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên góp phần tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua.

Với ý nghĩa quan trọng đó, thiết nghĩ hoạt động lấy phiếu phản hồi từ người học cần được duy trì thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và mở rộng đối với tất cả các loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Đây sẽ là căn cứ, cơ sở nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, để Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình trong lòng học viên, vị thế của mình đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở địa phương và góp phần làm tròn trọng trách gánh vác “công việc gốc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay./.

                                              Tin bài: Trương Thị Điệp

                                                                             Khoa Nhà nước và Pháp luật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: