Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.799.379
Hôm qua:1.174
Hôm nay:1.127

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

Đôi điều chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn của giảng viên trẻ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Trường Chính trị Đà Nẵng

21:41 | 19/09/2017 8042

ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ ĐÀ NẴNG

Giảng viên: Lê Thị Cẩm Nhung
Khoa Lý luận Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Với ý nghĩa đó, trong mọi thời kì, mọi giai đoạn cách mạng Đảng ta luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và xác định đào tạo cán bộ là công việc thường xuyên, liên tục, cấp bách và lâu dài của Đảng. Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, có thể nói công tác cán bộ trở thành một chiến lược, được sự ưu tiên hàng đầu để đáp ứng yêu cầu trong công cuộc hội nhập và phát triển thành phố.

Trường Chính trị thành phố có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác; tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương cơ sở. Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức luôn là nhiệm vụ hàng đầu (nhiệm vụ hàng đầu: đây là nhiệm vụ được xác định thường xuyên, liên tục, ưu tiên số một )của Nhà trường. Bởi lẽ, có một điều không thể phủ nhận là công tác đào tạo tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giảng viên.

Tính đến thời điểm này thì đã gần 10 năm trường Chính trị Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ trường Chính trị Quảng Nam – Đà Nẵng (04/01/1997); nhân sự của trường hiện nay là 53 người, trong đó giảng viên là 36 người, giảng viên trẻ (dưới 40 tuổi) là 22 người chiếm 2/3 số lượng giảng viên. Nói điều này, thì tôi muốn nhấn mạnh một điều rằng, hiện nay số lượng giảng viên trẻ của trường chiếm đa số; khách quan có thể nhận thấy rằng để hoàn thành công tác tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho thành phố không phải là một việc dễ dàng cần đến một sự nỗ lực rất lớn từ phía lực lượng trẻ!

Giảng viên trẻ - để hoàn thành công tác, nhiệm vụ của trường thì mỗi người một cách, tùy thuộc vào điều kiện của từng người; nhưng hầu hết đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định và tôi cũng vậy! Qua buổi tham luận ngày hôm nay, tôi cũng muốn chia sẻ đôi điều về vấn đề này.

Về thuận lợi:

  • Giảng viên trẻ là lực lượng được đào tạo cơ bản, có trình độ nhận thức cao; nhạy bén trong tiếp nhận và tiếp thu mọi vấn đề
  • Năng động, sáng tạo trong công tác, có khả năng tốt trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học
  • Sớm có tinh thần học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn (như học lên thạc sĩ, nghiên cứu sinh, tham gia các lớp trung cấp lý luận – hành chính, lớp quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên, các lớp nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng ngắn ngày…)
  • Tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học (thực hiện các đề tài cấp khoa, cấp trường, viết bản tin, nội san, bài viết tham luận hội thảo khoa học cấp trường, làm thông tin khoa học, báo cáo tác phẩm…)
  • Thường xuyên tham gia đi thực tế với khoa, trường, và các lớp; tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để phục vụ cho công tác giảng dạy.
  • Hầu hết giảng viên trẻ đều có tinh thần cầu tiến cao bởi họ ý thức được nhiệm vụ của mình; luôn cầu thị để có được bài giảng tốt nhất khi đứng lớp.
  • Nhiệt tình, cởi mở, tạo được sức hút cho bài giảng; tạo được không khí học sôi nổi, hào hứng khác hẳn với tính chất một buổi học lý luận chính trị.

Như vậy, có thể thấy rằng, giảng viên trẻ có rất nhiều thuận lợi trong quá trình công tác. Sức trẻ, sự nhiệt tình, khả năng nhạy bén của họ tạo một luồng gió mới cho môi trường vốn được xem là khô cứng, buồn tẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, thì giảng viên trẻ cũng gặp rất nhiều những khó khăn mà cần nhiều thời gian mới có thể hoàn thiện:

  • Kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chưa có nhiều sự trải nghiệm mà trong giảng dạy lý luận thì rất cần điều này.
  • Đặc thù ở các trường Chính trị là đối tượng học viên là những cán bộ quản lý, cán bộ nguồn ở các sở ban ngành, ở địa phương cấp cơ sở, họ rất muốn được nghe những giảng viên giàu kinh nghiệm, vốn thực tiễn phong phú truyền đạt; đây là điều mà rất ít những giảng viên trẻ có được.
  • Về kỹ năng sư phạm giảng viên trẻ còn nhiều hạn chế, chưa thật tự tin khi lên lớp vì mang tâm lý tuổi đời, tuổi nghề còn ít.
  • Nếu so với những giảng viên dày dạn kinh nghiệm thì những giảng viên trẻ mặc dù có khả năng tư duy độc lập nhưng lại chưa có cách tiếp cận vấn đề một cách sâu sắc (cả trong ứng xử, kĩ năng lên lớp, cách soạn bài giảng và cả trong nghiên cứu khoa học)
  • Trong công tác nghiên cứu khoa học thì những giảng viên trẻ vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình; ngoài những bài viết mang tính bắt buộc, thường niên thì giảng viên trẻ vẫn chưa thực sự chủ động nghiên cứu, viết bài, làm chủ đề tài khoa học.
  • Rụt rè, ngại va chạm, ngại thể hiện quan điểm, đây cũng có thể nói là một trong những khó khăn rất lớn đối với những giảng viên trẻ. Như chúng ta biết cán bộ trẻ thường có những tư duy sáng tạo, đột phá trong quá trình làm việc (những tư duy ấy có được là do tâm lý, tuổi tác, trình độ…) nhưng lại không dám vì sợ (sợ ảnh hưởng cấp trên, đụng chạm đồng nghiệp, sợ bị phản đối, sợ bị dèm pha…) chính điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công tác nghiên cứu khoa học; công tác giảng dạy.
  • Chưa thực sự có ý thức trong việc học ngoại ngữ, tin học
  • Đời sống vật chất còn nhiều khó khăn điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng và chất lượng giảng dạy

Nói đến khó khăn thì có lẽ còn rất nhiều và còn phụ thuộc đến những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của mỗi người. Nhưng việc cần thiết nhất của từng giảng viên trẻ là tự ý thức được những thuận lợi, khó khăn của mình để có thể định ra cho mình những cách thức để tận dụng được những thuận lợi, vượt lên những khó khăn hoàn thành tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - nhiệm vụ, chức năng chính của nhà trường. Theo tôi, để làm được điều này thì giảng viên trẻ cần:

  • Trước hết, phải tự có ý thức nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn bằng việc đi học (tham gia các lớp bồi dưỡng để cập nhật những nội dung mới; giảng viên học lên đúng chuyên ngành đào tạo để có kiến thức sâu, bài bản về môn học giảng dạy…)
  • Chủ động làm các đề tài nghiên cứu về các vấn đề thực tiễn ở địa phương, tự trang bị những kiến thức thực tế để phục vụ công tác giảng dạy (thể hiện trong chất lượng bài giảng, sự vận dụng lý luận vào thực tiễn…)
  • Kỹ năng sư phạm không phải là cái có trong một sớm một chiều mà cần có sự rèn luyện thông qua việc học tập những giảng viên giàu kinh nghiệm; tự rút kinh nghiệm trong những lần lên lớp; mạnh dạn thử nghiệm những phương pháp giảng dạy mới, thu hút học viên.
  • Mạnh dạn thể hiện chính kiến của mình, không sợ sai, sợ khó; tự đề ra cho mình phương pháp tích lũy kiến thức phù hợp để phục vụ mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng bài giảng.
  • Tự ý thức, trung thực về bản thân mình để có những ứng xử phù hợp (được khen không kiêu ngạo; bị chê không nản…)

Có một cuốn sách rất hay với tựa đề “Đời thay đổi khi ta thay đổi”; hay có một ai đó đã từng nói rằng: “Muốn thế giới thay đổi thì trước hết phải thay đổi bản thân mình”. Tôi rất tâm đắc với điều này! Khi muốn thay đổi một điều gì, trước tiên và cần nhất là phải thay đổi bản thân mình. Nhìn lại thực tế ở trường, giảng viên trẻ chiếm đa số; muốn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt chất lượng tốt thì việc nâng cao chất lượng giảng viên trẻ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Bởi những sản phẩm của trường Chính trị là đội ngũ cán bộ có tác động trực tiếp tới sự vững mạnh của hệ thống chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương, cơ sở.

Bản thân tôi thiết nghĩ, giảng viên trẻ không chỉ cần tự hoàn thiện mình mà cũng còn rất cần những môi trường thuận lợi để họ có thể phát triển một cách toàn diện nhất (không chỉ trong công việc, mà còn trong cách ứng xử; không chỉ tài năng mà còn phải đạo đức…). Muốn được như vậy, giảng viên trẻ chúng tôi rất cần sự tin tưởng, bao dung, gương mẫu của thế hệ đi trước.

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: