Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.801.714
Hôm qua:1.127
Hôm nay:1.080

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

Một vài suy nghĩ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường chính trị thành phố Đà Nẵng

22:19 | 01/12/2010 3372

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện đất nước, xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập quốc tế…. đang đặt ra nhiều thử thách, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có những phẩm chất, tri thức mới đáp ứng nhiệm vụ cách mạng. Để có được những phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn "lăn lộn" trong phong trào cách mạng đồng thời còn là kết quả của sự phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong công tác cán bộ của Đảng.          

Đào tạo, bồi dưỡng là khâu có ý nghĩa quyết định đến trình độ, chất lượng cán bộ. Qúa trình  này được diễn ra ở nhiều môi trường học tập khác nhau, với nhiều hình thức khác nhau, trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và các kiến thức trong lãnh đạo quản lý… ở trường Chính trị tỉnh, thành phố đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.  

Thời gian qua, đội ngũ giáo viên của trường đã không ngừng phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để làm tốt nhiệm vụ của mình, tạo được niềm tin đối với lãnh đạo thành phố và học viên, nhân dân của địa phương trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, để phát huy tốt hơn nữa những thành quả đã có và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, thiết nghĩ thời gian tới chúng ta cần thực hiện những giải pháp cơ bản như sau:

Thứ nhất, quán triệt nhiệm vụ bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận trong tất cả các môn học.

Cụ thể là việc đào tạo, bồi dưỡng cho học viên phải đảm bảo tốt các nguyên tắc cơ bản sau: Một là, nguyên tắc tính khoa học: Người giảng viên phải biết phân tích và truyền tải đầy đủ, chính xác các khái niệm, quy luật, nguyên lý, các quan điểm đến đối tượng người học, tránh làm mất tính hệ thống, mất tính khách quan và mất những giá trị cơ bản của môn học. Hai là, nguyên tắc tính Đảng: Điều chủ yếu là người giảng viên phải nắm được linh hồn, bản chất những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong giảng dạy phải giữ vững và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện lịch sử mới và thực tiễn khách quan, phải thể hiện được tính chiến đấu của nó, đấu tranh phê phán với những quan điểm, lập trường đối lập với thế giới quan phi khoa học. Từ đó xây dựng niềm tin chính trị, lý tưởng cộng sản, đạo đức cách mạng cho học viên. Ba là, nguyên tắc tính thực tiễn: Tính thực tiễn đòi hỏi người giáo viên phải hiểu rõ tình hình và nhiệm vụ cụ thể của thành phố, bài giảng phải đặt ra vấn đề và trả lời được những bức xúc đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, chẳng hạn như: Vấn đề đền bù giải tỏa, bất động sản; tình hình kinh tế thành phố  đang gặp phải những thuận lợi và khó khăn gì? tình hình tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở địa phương …..đang đòi hỏi cần có sự quan tâm và giải quyết một cách thỏa đáng, sẽ củng cố được niềm tin đối với người học.

Thứ hai, đổi mới nội dung giảng dạy các môn học

- Trên cơ sở chương trình của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, cần cụ thể hóa để phù hợp với thực tiễn của thành phố theo từng đối tượng học: Đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đảng, Chính quyền, Đoàn thể; bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước để thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ công chức trong hệ thống chính trị của thành phố.

- Đối với việc cập nhật kiến thức mới: Cần tích cực tham mưu cho Thành ủy, UBND TP để phối hợp chỉ đạo các ngành chức năng nhất là Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức biên soạn tài liệu và giảng dạy tại Trường, trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp quận, huyện các nội dung kiến thức mới Đảng, Nhà nước đã ban hành, đang chỉ đạo và chưa có trong tài liệu giáo trình, chương trình của Học viện. Trước mắt tập trung vào các nội dung sau: Xây dựng nông thôn mới; phòng chống tham nhũng; truyền thông dân số; một số nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Phải cập nhật những chủ trương, định hướng, nội dung mới của Đại hội XI vào trong các bài giảng.

Muốn thực hiện tốt các yêu cầu này, nhà trường phải tổ chức, kết hợp công tác nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc đi tham quan thực tế, hướng dẫn học viên viết tiểu luận cuối khóa, thông qua đó có thể xây dựng các đề án công tác thiết thực - giúp cho người học tập dượt, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình huống nhằm giải quyết tích cực đúng và trúng các vấn đề đặt ra từ thực tiễn ở địa phương, đơn vị sau khi kết thúc khóa học.

Thứ ba, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy ở trường

Đây là một trong những giải pháp rất cơ bản nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở trường chúng ta hiện nay.

Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị được giao, từ đặc thù của đối tượng đào tạo, từ thực tiễn của địa phương, đội ngũ giảng viên giảng dạy ở Trường cần đảm bảo:

Trước tiên, đội ngũ cán bộ giảng viên cần có phương pháp sư phạm tốt.  Năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên được thể hiện đậm nét ở phương pháp sư phạm. Nó không những đòi hỏi ở họ một trình độ tư duy lý luận sâu sắc, sự am hiểu rộng... mà còn đòi hỏi ở họ một nghệ thuật sư phạm, một khả năng diễn thuyết với ngôn ngữ trong sáng, ngắn gọn, trau chuốt... Có như vậy người giảng viên mới truyền đạt đến người học một cách hấp dẫn và hoạt động dạy học mới có chất lượng, hiệu quả.

Trong những năm qua, mặc dù đội ngũ giảng dạy đã có những cố gắng, phấn đấu rất lớn, song họ vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định. Đặc biệt đối với một số giáo viên trẻ thì trình độ phương pháp sư phạm đang là một trong những vấn đề cần khắc phục cấp thiết. Ở họ biểu hiện giữa tư duy và ngôn ngữ, giữa nội dung và phương pháp, giữa lý luận và thực tiễn... còn là một khoảng cách, độ "lệch pha" nhất định. Vì vậy, theo chúng tôi, đội ngũ giảng viên phải được tham gia các lớp tập huấn sư phạm định kỳ, giảng viên phải có các sách hướng dẫn giảng dạy từng môn học để họ có thể khắc phục sự khiếm khuyết hiện nay. Đồng thời nhà trường tiếp tục tạo điều kiện để nâng cao trình độ của giáo viên qua các khóa đào tạo cao học hoặc tiến sĩ.

Thứ hai, giảng viên ở trường cần phát huy hơn nữa việc tham gia nghiên cứu khoa học. Người cán bộ giảng dạy không chỉ nắm chắc các tri thức khoa học, nhất là của kiến thức chuyên môn đã được thể hiện ở trình độ nhận thức lý luận cũng như cách thức tiếp cận thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Tham gia nghiên cứu khoa học, người cán bộ giảng dạy mới sát thực tiễn, kịp thời phát hiện ra những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. Trên cơ sở ấy mà tìm cách lý giải về mặt lý luận và đề xuất những phương án giải quyết kịp thời. Vì vậy, cần có những đề tài khoa học cơ sở, và những hội thảo khoa học chuyên đề phù hợp với trình độ giảng viên hiện nay để có thể tham gia.

Thứ ba, đội ngũ giảng viên nhà trường phải vừa là người hoạt động lý luận vừa là người hoạt động thực tiễn. Vì vậy, địa phương và nhà trường cần tạo mọi điều kiện để giảng viên gắn bó với thực tiễn thông qua các biện pháp cụ thể như: cử giáo viên mới đi thực tế địa phương; thường xuyên cử giáo viên tham gia vào một số phong trào quần chúng quan trọng; sử dụng giáo viên vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách của địa phương; thường xuyên thông tin cho đội ngũ giáo viên về những thành tựu và khó khăn của thành phố…
Để giải pháp này có hiệu quả, ngoài sự định hướng tư tưởng và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện về mọi mặt của mỗi cán bộ giảng dạy, cần có sự quan tâm thiết thực của lãnh đạo nhà trường cũng như sự đổi mới, hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý và chính sách cán bộ của lãnh đạo thành phố.

Thứ tư, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, nhằm phục vụ tốt công tác đào tạo, giáo dục trong nhà trường.

Trong trường học thì cơ sở vật chất có vai trò quan trọng đối với công tác đào tạo. Cơ sở vật chất không phải là yếu tố quyết định nhưng việc hoàn thiện nó có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng mục tiêu giáo dục đào tạo.
Đến nay, cơ sở vật chất của trường về cơ bản đã từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ dạy và học, nhưng cần đầu tư hơn nữa phương tiện máy móc hiện đại phục vụ cho các phòng học, hệ thống thông tin thư viện, sách báo cần đa dạng, phong phú hơn đáp ứng cho cả người học và người dạy.

Thứ năm, nâng cao chất lượng quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ.

Quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ phải có liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là hai khâu cơ bản trong chính sách cán bộ, có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ. Trong nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa VIII) đã chỉ rõ: Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng cán bộ. Chất lượng và hiệu quả đào tạo còn thấp.     

Dựa trên quy hoạch cán bộ của thành phố cần thực hiện tốt quy chế tuyển sinh, việc cử người đi học phải đảm bảo đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn. Người học khi vào trường phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, chế độ học tập, sinh hoạt cũng như quy chế kiểm tra thi cử. Đặc biệt các địa phương cần phối hợp, tạo điều kiện để học viên, cán bộ nhà trường đi thực tế, nghe báo cáo nói chuyện về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Mặt khác, cần có sự phối hợp, thống nhất giữa nhà trường và địa phương về việc quy định trong thời gian bao lâu sau khi tốt nghiệp ra trường, người học phải quay lại trường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để cập nhật tri thức mới, nâng cao thế giới quan khoa học.

Vì vậy, lãnh đạo chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa về lợi ích vật chất và tinh thần của họ. Sự quan tâm ấy phải được thể hiện trong chế độ tiền lương, phụ cấp đi học, hình thức khen thưởng, sắp xếp công việc hợp lý và có thời gian phù hợp để tạo điều kiện cho họ yên tâm say mê học tập, nghiên cứu.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng viên của nhà trường cần phải thực hiện một hệ thống các giải pháp trên, làm được như vậy chúng ta mới hy vọng có thể từng bước xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa có trình độ lý luận, thế giới quan khoa học vừa có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cách mạng. Thực hiện được nhiệm vụ này, trường chúng ta sẽ góp phần cơ bản vào việc rèn đức luyện tài cho cán bộ đảng viên, khắc phục những biểu hiện suy thoái yếu kém của cán bộ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các bản tin tiếp theo: