Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.814.485
Hôm qua:986
Hôm nay:939

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Tin tức - Sự kiện

Khoa Xây dựng Đảng tổ chức Hội thảo khoa học

10:29 | 20/11/2021 491

Nghiên cứu thực tế là hoạt động thường xuyên, liên tục của người giảng viên trong quá trình giảng dạy. Hàng năm, thông qua kế hoạch nghiên cứu thực tế đã được Nhà trường chỉ đạo, từng giảng viên lựa chọn nội dung, đăng ký chủ đề và dự kiến bố trí thời gian đi cơ sở, nắm bắt những vấn đề của thực tế tại địa phương nhằm bổ sung vào bài giảng của mình. Từ kiến thức lý luận giảng viên đã được trang bị, qua nghiên cứu sự vận động của các vấn đề lý luận đó trên thực tế, để rút ra những vấn đề trên 03 phương diện sau:

Thứ nhất, sự phù hợp giữa lý luận với thực tiễn: Những nội dung trong quan điểm, đường lối, lý luận của Đảng và chính sách Nhà nước phát huy tốt trong đời sống ở địa phương, cơ sở.

Thứ hai, sự chông chênh/vênh nhau giữa lý luận với thực tiễn và nguyên nhân: Có những nội dung nào, quan điểm nào, đường lối, chủ trương, chính sách nào chưa thật sự phát huy tốt trên thực tế ở địa phương, cơ sở? Nguyên nhân do đâu? Do khách quan (điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tổ chức thực hiện, bộ máy con người,… ở địa phương cơ sở chưa làm tốt) hay chủ quan (bản thân tính phù hợp, tính thiết thực của đường lối, chính sách, quy định,… của Đảng và Nhà nước) chưa theo sát thực tiễn,…

Thứ ba, từ đó, việc tìm kiếm giải pháp, cách thức, biện pháp như thế nào để giúp giảng viên truyền đạt tốt nhất vấn đề lý luận đó theo đúng tinh thần chỉ đạo, lãnh đạo của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong giáo trinh.

Không những nghiên cứu kỹ nắm vững nội dung lý luận, mà chính nghiên cứu thực tế để từ đó có những kiến thức thực tiễn bổ sung vào lý luận sẽ giúp giảng viên truyền thụ bài giảng một cách thuyết phục.

Với mục tiêu đó, vừa qua, tại diễn đàn Hội thảo Khoa Xây dựng Đảng, các giảng viên đã thảo luận trao đổi về những nội dung, hình thức, cách thức, biện pháp nghiên cứu thực tế cá nhân theo quy định hàng năm của Nhà trường cũng như có những kiến nghị, đề xuất với Khoa, Nhà trường để làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu thực tế.

Qua một buổi làm việc, với 13 ý kiến tham luận, một số kết quả đạt được tại hội thảo như sau:

Thứ nhất, về đánh giá đặc điểm, tình hình:

Xuyên suốt 13 tham luận tại Hội thảo là khẳng định nhận thức về tầm quan trọng của nghiên cứu thực tế gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Không chỉ đối với giảng viên mà điều này được thể hiện rõ trong Kế hoạch hàng năm, Nhà trường luôn đặt yêu cầu giảng viên tiến hành nội dung nghiên cứu thực tế. Mỗi giai đoạn, hình thức tổ chức đi nghiên cứu có khác nhau. Một thời gian dài trước đây, hình thức nghiên cứu thực tế của giảng viên được lựa chọn chủ yếu là tổ chức đoàn theo đơn vị khoa. Ở cách thức tổ chức đi theo đoàn, nội dung nghiên cứu thường là giống nhau. Kết quả nghiên cứu phục vụ chung cho việc nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên về các vấn đề thực tiễn trong điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, cơ sở. Hoặc nội dung nghiên cứu là một chủ đề được khoa lựa chọn trên cơ sở chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy của các khoa. Song từ năm 2017 đến nay, hình thức đi nghiên cứu thực tế được lựa chọn là cá nhân tự tổ chức nghiên cứu thực tế, hay còn gọi là nghiên cứu thực tế của từng giảng viên hoặc nhóm giảng viên tự kết hợp nhau lại. Nghiên cứu thực tế cá nhân trên thực tế đã đem lại một số kết quả nhất định, như: phát huy cao nhất vai trò chủ động tích cực của giảng viên trong kết nối môi trường nghiên cứu Nhà trường với địa phương, cơ sở; đặc biệt khuyến khích giảng viên lựa chọn chủ đề nghiên cứu phù hợp với nội dung các chuyên đề mình giảng dạy,…

Nghiên cứu thực tế cá nhân là tự mình nêu vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề và cuối cùng là khái quát đúc rút được vấn đề từ trong thực tiễn, bổ sung vào hiểu biết của mình về lý luận. Nghiên cứu thực tế cá nhân có chất lượng sẽ là điều kiện giúp giảng viên trau dồi khả năng gắn lý luận với thực tiễn qua những vấn đề hết sức cụ thể như thế. Đây là điều hết sức cần thiết đối với giảng dạy lý luận chính trị, đường lối chính sách, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đảng, Mặt trận và các tổ chức chính trị- xã hội. Từ hiểu biết thực tiễn người giảng viên có được qua nghiên cứu thực tế cá nhân sẽ giúp họ nhận thức các nội dung lý luận một cách sâu sắc, sinh động hơn. Có như vậy mới có thể giảng dạy tốt. Song hiện nay, nghiên cứu thực tế cá nhân bên cạnh thuận lợi cũng còn những khó khăn, những kết quả đạt được ban đầu cũng chưa nhiều, thời gian áp dụng hình thức này còn mới, chưa có nghiên cứu, tổng kết,…giúp cho giảng viên có định hướng tốt hơn trong thực hiện công việc này hàng năm.

Thứ hai, đề xuất giải pháp:

Với 13 tham luận tại Hội thảo, mỗi tham luận đề cập từ 3-4 giải pháp, phân tích sâu vào từng khía cạnh  nội dung, ngoài giải pháp xuyên suốt tất cả các tham  luận là: cần nâng cao nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của nghiên cứu thực tế cá nhân phục vụ mục tiêu giảng dạy, các giải pháp còn lại được đề cập xoay quanh 04 vấn đề lớn như sau:

(1) Xác định trúng chủ đề nghiên cưú thực tế, xem đây là yếu tố quyết định chất lượng nghiên cứu thực tế. Chủ đề nghiên cứu phải thiết thực, phục vụ cho mục tiêu bài giảng, có tính thời sự về lý luận và thực tiễn. Lựa chọn chủ đề, xây dựng nội dung nghiên cứu thực tế là khâu rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra là chủ đề nghiên cứu cần gắn với mục tiêu, nhiệm vụ bài giảng.

(2)  Xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế, đảm bảo các yếu tố sau:

- Về mục tiêu, nội dung nghiên cứu; nội dung phải gắn với bài giảng, thực tiễn, nhiệm vụ chuyên môn của  nhà trường. Mục tiêu nghiên cứu phải được sự phê duyệt của Ban Giám hiệu và lãnh đạo khoa. Nội dung nghiên cứu thể hiện trên đề cương và phải gửi trước đề cương cho địa phương để có sự chủ động từ cả 2 phía (địa phương và giảng viên) và đảm bảo chất lượng nghiên cứu. Mục tiêu là căn cứ để đánh giá kết quả nghiên cứu thực tế (qua thẩm định báo cáo sau nghiên cứu thực tế).

- Về thời gian nghiên cứu: khả thi, phù hợp với đặc điểm địa phương, cơ sở nơi đến nghiên cứu, tránh thời điểm diễn ra các hoạt động sơ kết, tổng kết, hội nghị lớn,…

 (3) Sản phẩm sau nghiên cứu thực tế phải được thẩm định bởi Hội đồng khoa học nhà trường. Thẩm định kết quả nghiên cứu thực tế bài bản cũng là khâu có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thúc đẩy tính tích cực, nghiêm túc của giảng viên khi nghiên cứu thực tế. Những đề xuất kiến nghị, góp ý với địa phương cơ sở trong các sản phẩm nghiên cứu thực tế có chất lượng đã được thẩm định sẽ tạo ra sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa Nhà trường với địa phương.

(4) Kiến nghị đề xuất với Ban Giám hiệu và lãnh đạo khoa phòng:

- Định hướng cho giảng viên chủ đề nghiên cứu lập thành danh mục các vấn đề gắn với nhiệm vụ Thành phố theo nhiệm kỳ, theo năm, phục vụ cho mục tiêu giảng dạy chương trình trung cấp Lý luận chính trị.

- Kết nối với địa phương cơ sở nhằm tạo điều kiện cho giảng viên trong thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Qua thực hiện nghiên cứu thực tế sự gắn kết nhà trường  (nơi nghiên cứu giảng dạy quan điểm, đường lối, chính sách,…) với địa phương (nơi tổ chức thực thi quan điểm, đường lối, chính sách,…) nhằm đưa lý luận vào thực tiễn đồng thời giúp địa phương thực hiện nhiệm vụ tổng kết thực tiễn cũng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

- Nên có thay đổi, xem kẽ các hình thức nghiên cứu thực tế cá nhân và tập thể theo đơn vị khoa, phòng, Nhà trường và lựa chọn thêm địa bàn ngoại tỉnh thành trên cả nước.

- Có cơ chế giám sát, kiểm tra đảm bảo việc sử dụng thời gian nghiên cứu thực tế của giảng viên đúng, đủ đạt yêu cầu theo quy định để phòng tránh tình trạng tự phát trong giao lưu khi về địa phương ảnh hưởng chất lượng chuyến đi thực tế.

Qua trao đổi tại Hội thảo, mỗi giảng viên có thêm hiểu biết về biện pháp, cách thức tiến hành nghiên cứu thực tế cá nhân để từ đó tự mình đúc rút những kinh nghiệm, làm tốt hơn nhiệm vụ nghiên cứu thực tế được giao hàng năm. Đó cũng là cách thiết thực để nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần vào chất lượng đào tạo- bồi dưỡng của Nhà trường trong thời gian tới./.

 

Tin bài: ThS. Phan Thị Mỹ Dung

                                                                                                                              Trưởng khoa Xây dựng Đảng

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: