Thành phố Đà Nẵng

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Cổng thông tin Chính phủ
Văn bản pháp quy
Biểu mẫu

Liên kết

Thống kê truy cập

Lượt truy cập:2.819.855
Hôm qua:845
Hôm nay:162

Tìm kiếm thông tin

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng nhập với vai trò


Đăng nhập

Bài viết chuyên đề

Các bước trong thực hiện sinh hoạt chuyên đề tại chi bộ theo Hướng dẫn số 12 của Ban Tổ chức Trung ương

06:34 | 22/02/2021 16373

ThS. Phan Thị Mỹ Dung

Trưởng khoa Xây dựng Đảng

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Về phía cấp ủy:

Tại cuộc họp Chi bộ tháng 1, Bí thư Chi bộ quán triệt nội dung, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ủy cấp trên về sinh hoạt chuyên đề đối với từng cấp ủy cơ sở. Chi bộ thống nhất lên kế hoạch, căn cứ đặc điểm, tình hình hoạt động của Chi bộ, nhiệm vụ chính trị được giao để lựa chọn chủ đề sinh hoạt cho 4 quý trong năm.

Ví dụ chi bộ lựa chọn chuyên đề: Nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng, làm chủ đề sinh hoạt Chi bộ Quý 2 năm 2020. Bước chuẩn bị tiếp theo sau khi lựa chọn chủ đề sinh hoạt, chi bộ thống nhất đưa nội dung sinh hoạt chuyên đề trên vào cuộc họp chi bộ vào tháng 6. Để sinh hoạt chuyên đề có chất lượng, thiết thực, hiệu quả, ngay từ đầu quý 2, Cấp ủy cần tập trung vào các công việc như sau:

1. Phân công đồng chí Bí thư, phó Bí thư nghiên cứu nội dung các văn bản chỉ đạo của Đảng ủy các cấp trên, cụ thể là: Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), gắn với thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về "5 xây", "3 chống", triển khai Đề án thực hiện chương trình "Thành phố 4 an"; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy về phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể ở cơ quan, đơn vị và khả thi cao để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng đảng ở các TCCS đảng.

Lưu ý, trên tinh thần nội dung các văn bản chỉ đạo, cấp ủy khái quát theo hướng: Dựa trên tư tưởng, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh tích hợp các nội dung "5 xây" "3 chống", "Thành phố 4 An". Như vậy có 3 nhóm chủ đề:

- Chủ đề 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh (theo Chỉ thị 05): Tích hợp với "5 xây" "3 chống", "Thành phố 4 An".

Cụ thể tích hợp như sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng, phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng,...Trong hệ thống tư tưởng đó, đạo đức cách mạng; về xây dựng Đảng  tích hợp với nội dung "5 xây": tinh thần trách nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ cương, gương mẫu trong thực thi công vụ; “3 chống”: chống quan liêu; chống bệnh hình thức; chống tiêu cực.

- Chủ đề 2: đạo đức Hồ Chí Minh (theo Chỉ thị 05): Tích hợp với "5 xây" "3 chống", "Thành phố 4 An" tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,..

- Chủ đề 3: phong cách Hồ Chí Minh (theo Chỉ thị 05): Tích hợp với "5 xây" "3 chống", "Thành phố 4 An" phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...

Sau mỗi chủ đề về tư tưởng, tấm gương, phong cách Hồ chí Minh theo Chỉ thị 05 như trên, Chi bộ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ hàng ngày. Từ đó, liên hệ cụ thể với tinh thần, trách nhiệm của mỗi đảng viên trong thực tế để dễ nhớ, dễ hiểu và dễ khắc sâu.

2. Quán triệt đến toàn Chi bộ tinh thần chỉ đạo trong văn bản của Đảng ủy các cấp về nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), gắn với thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về "5 xây", "3 chống", triển khai Đề án thực hiện chương trình "Thành phố 4 an". Trong đó tập trung vào chủ đề Trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng.

Lưu ý: - Cách thức quán triệt các nội dung trong các văn bản trên tùy mỗi chi bộ lựa chọn phù hợp với đặc điểm ngành nghề, công việc của đảng viên trong Chi bộ. Có thể Cấp ủy đọc, khái quát nội dung chính, phổ biến lại cho đảng viên tại cuộc họp Chi bộ hoặc photo tài liệu gửi để đảng viên tự nghiên cứu;

- Yêu cầu mỗi đảng viên tự liên hệ với bản thân để xây dựng kế hoạch thực hiện.

3. Cấp ủy xây dựng kế hoạch triển khai nội dung, hướng dẫn cách thức thảo luận trong sinh hoạt chuyên đề Trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng. Cụ thể gồm các bước như sau:

- Bước 1: Cấp ủy xây dựng kết cấu nội dung thảo luận thành các chủ đề nhỏ. Tùy theo tính chất nhiệm vụ của mỗi Chi bộ để cấp ủy cụ thể hóa chủ đề trên. Ví dụ:

- Mục đích của tự phê bình và phê bình đối với cá nhân, đối với tập thể (Chi bộ, đơn vị) theo đồng chí là gì?

Gợi ý: + Đối với cá nhân, tự phê bình và phê bình có ý nghĩa rất quan trọng. Mỗi người không tự thấy hết khuyết điểm, hạn chế của mình, muốn tiến bộ thì rất cần sự góp ý phê bình của đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tự hoàn thiện.

          + Đối với tập thể (chi bộ, cơ quan, đơn vị): tự phê bình và phê bình được tiến hành thường xuyên và đúng đắn sẽ giúp tập thể ngày một phát triển vững mạnh.

- Phương pháp, biện pháp phê bình như thế nào cho hiệu quả?

Gợi ý:

+ Đúng nơi, đúng lúc, cụ thể;

+ Chỉ ra, góp ý hướng khắc phục cho đồng chí, đồng nghiệp

+ Phê bình công việc, không xúc phạm, làm tổn thương người khác

- Biện pháp phê bình: tự soi vào người khác để tự rút kinh nghiệm, làm thường xuyên, liên tục, lắng nghe với tinh thần chân thành, cầu thị.

- Phương châm phê bình và tự phê bình:

Gợi ý: Rộng lượng với người, nghiêm khắc với mình, trên cơ sở tình đồng chí yêu thương lẫn nhau, đóng góp để xây dựng tập thể. Bởi vì, từng cá nhân mạnh mới có tập thể mạnh và ngược lại chỉ trong một tập thể vững mạnh về mọi mặt thì từng cá nhân với có môi trường, điều kiện tốt để phát triển được.

- Trung thực với Đảng: Vì sao cần trung thực? Biểu hiện của đức tính trung thực ở đảng viên nói chung và cụ thể là đảng viên trong cơ quan, đơn vị của đồng chí? Ý nghĩa của đức tính trung thực trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong cơ quan, đơn vị đồng chí?

- Bước 2: Cấp ủy phổ biến đến từng đảng viên các nội dung và gợi ý thảo luận trên. Từng đảng viên, tùy theo mức độ quan tâm, gắn với nhiệm vụ của mình để lựa chọn hoặc chi bộ phân công mỗi đảng viên (nếu chi bộ ít đảng viên) hoặc 2-3 đồng chí chuẩn bị ý kiến thảo luận về một chủ đề. Mỗi ý kiến thảo luận phát biểu tại buổi sinh hoạt chuyên đề cần đạt tới các yêu cầu sau:

- Thời gian trình bày: 4-7 phút (tùy chi bộ, nhưng không quá 10 phút/ý kiến)

- Kết cấu ý kiến phát biểu (tham luận): Mỗi ý kiến phát biểu về chủ đề đã lựa chọn/ được phân công xoay quanh 4 ý cơ bản như sau:

Một là, Vì sao chọn chủ đề này? (ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề trong bối cảnh hiện nay của Đảng ta, của Đảng bộ, của chi bộ và của bản thân mỗi đảng viên nhằm khắc phục căn bản những yếu kém, phát huy những ưu điểm để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Nhấn mạnh vào ý nghĩa nào tùy thuộc vào nhận thức của mỗi đồng chí trước vấn đề được lựa chọn.).

Hai là, nội dung của chủ đề là gì? (ví dụ: bàn về phương pháp phê bình hiệu quả:

+ Đúng nơi, đúng lúc, cụ thể;

+ Chỉ ra, góp ý hướng khắc phục cho đồng chí, đồng nghiệp

+ Phê bình công việc, không xúc phạm, làm tổn thương người khác

- Biện pháp phê bình: tự soi vào người khác để tự rút kinh nghiệm, làm thường xuyên, liên tục, lắng nghe với tinh thần chân thành, cầu thị.

Ba là, vận dụng phương pháp phê bình hiệu quả vào thực tiễn công tác và sinh hoạt của bản thân. Từ đó nêu ra nhận xét/ tự đánh giá lâu nay mình làm tốt chưa, thường xuyên chưa? Nguyên nhân vì sao? Trong đó, chỉ ra nguyên nhân chủ quan (nhận thức đầy đủ hay chưa, thói quen, tâm lý, sự nỗ lực, quyết tâm cao hay chưa?...) là gì? Nguyên nhân khách quan (môi trường tập thể, cơ chế, tác động của lãnh đạo, sự nêu gương,…). Nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, nhưng nguyên nhân khách quan là quan trọng. 

Bốn là, biện pháp, giải pháp, kiến nghị, đề xuất để mỗi đồng chí, chi bộ hình thành hoặc nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng.

- Biện pháp và kiến nghị đề xuất (nếu có) của đảng viên: Nội dung thực hiện, thời gian hoàn thành

- Giải pháp và kiến nghị đề xuất (nếu có) của Chi bộ: Nội dung thực hiện, thời gian hoàn thành.

Bước 3: Để đảm bảo buổi sinh hoạt chuyên đề đạt kết quả, tại cuộc họp chi bộ tháng 5 (trước 1 tháng) tùy điều kiện, đặc điểm ngành nghề của đơn vị mà Cấp ủy kiểm tra sự chuẩn bị ý kiến phát biểu theo 4 nội dung đã được phổ biến như trên, để đảm bảo ý kiến phát biểu có trọng tâm, súc tích, tránh gây lãng phí thời gian của chi bộ.

2. Về phía đảng viên:

Để sinh hoạt chuyên đề có chất lượng, từ những hiểu biết về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt tìm hiểu tấm gương, phong cách của Người về về nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng, gắn với Nghị quyết TW 4 khóa XII, với tinh thần "5 xây" "3 chống", chủ trường "4 an' của Thành phố, mỗi đồng chí:

- Tự liên hệ vào thực tiễn, quá trình hoạt động, sinh hoạt hàng ngày để tự đánh giá, tự nhận rõ ưu, hạn chế của bản thân về trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng.

- Vận dụng vào vị trí công tác hiện tại của mình, tự xây dựng kế hoạch để thực hiện, sửa chữa khuyết điểm.

- Đề xuất ý kiến để góp phần thúc đẩy tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng trong chi bộ, cơ quan, đơn vị.

II. TIẾN HÀNH SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ

Nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng.

1. Bí thư chi bộ:

- Nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ buổi sinh hoạt:

+ Về mục đích:

+ Về yêu cầu:

Yêu cầu về thời gian: phát biểu từ 4-7 phút/ ý kiến

Yêu cầu về nội dung: Nêu chủ đề sẽ phát biểu, triển khai theo 4 ý:

+ Về nội dung: Làm rõ chủ đề nâng cao trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng.

+ Về hình thức trình bày ý kiến: Phát biểu, lồng kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Cách thảo luận: Từng đồng chí phát biểu ý kiến về chủ đề mình chuẩn bị, xong thảo luận hoặc từng chủ đề có sự bổ sung, trao đổi lại của đồng chí khác trong chi bộ ngay sau từng ý kiến.

+ Bí thư chi bộ khái quát lại các ý kiến sau khi hết thảo luận trước khi chuyển sang chủ đề khác.

2. Bí thư chi bộ mời ý kiến phát biểu bổ sung, hoặc trao đổi lại của đồng chí khác trong chi bộ về chủ đề vừa trình bày.

3. Kết thúc thảo luận: Đồng chí Bí thư trình bày nội dung đã khái quát từ ý kiến phát biểu trong quá trình thảo luận. Nội dung khái quát cũng theo 4 vấn đề như ban đầu./.

Các bản tin trước:

Các bản tin tiếp theo: